Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Ấn Độ kiên quyết không xem xét lại lựa chọn rút khỏi đàm phán RCEP
Thế Việt (baoquocte.vn) - 07/07/2020 21:21
 
Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn kiên trì với quyết định không tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và sẽ “không xem xét lại” các lựa chọn của mình.
Theo các nguồn tin cấp cao, Ấn Độ đã quyết định sẽ không tham gia bất kỳ hiệp định thương mại nào có Trung Quốc là thành viên. Nguồn: The Print
Theo các nguồn tin cấp cao, Ấn Độ đã quyết định sẽ không tham gia bất kỳ hiệp định thương mại nào có Trung Quốc là thành viên. Nguồn: The Print

Các nguồn tin cấp cao trong chính quyền nêu rõ, New Delhi đã quyết định sẽ không tham gia bất kỳ hiệp định thương mại nào có Bắc Kinh là thành viên, vì vấn đề đã trở nên tồi tệ hơn đối với Ấn Độ, đặc biệt sau khi bùng phát đại dịch Covid-19 và cuộc đối đầu căng thẳng đang diễn ra với Trung Quốc ở biên giới.

Các nguồn tin cho biết, Ấn Độ sẽ không xem xét lại quyết định đưa ra vào năm ngoái khi Thủ tướng Modi tuyên bố rút khỏi đàm phán về RCEP. Một quan chức giấu tên nói: “Không có chuyện tham gia Hiệp định này, khi mà Thủ tướng Modi đã đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ về việc xây dựng một Ấn Độ tự cường”. 

Trong khi đó, một quan chức thứ hai cho hay, New Delhi đã “khước từ” RCEP sau khi nổ ra cuộc đối đầu ở biên giới với Trung Quốc, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ ác liệt ở Thung lũng Galwan vào đêm 15/6. Người này nói: “Cũng liên quan đến yếu tố chính trị, Chính phủ Ấn Độ sẽ không sẵn sàng tham gia RCEP ngay cả khi New Delhi được tạo một số điều kiện thuận lợi”.

Vụ việc ở Galwan cũng dẫn đến làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc của các thương nhân Ấn Độ và lệnh cấm hàng chục ứng dụng di động Trung Quốc do Chính phủ của Thủ tướng Modi ban hành. Hồi tháng 4, Ấn Độ đã đặt ra các hạn chế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt nhằm vào Trung Quốc.

Chỉ vài ngày trước đó, Thái Lan cho biết tất cả các nước thành viên RCEP đã quyết định ký kết Hiệp định trước cuối năm 2020 mà không có Ấn Độ và thỏa thuận có thể có hiệu lực vào giữa năm tới. Ấn Độ sẽ có lựa chọn ký RCEP vào một thời điểm sau đó.

[Infographic] Một số đặc điểm của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
Nếu được ký kết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư