
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026 -
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ
![]() |
Công viên điện mặt trời 2.000 MW Shakti Sthala tại thị trấn Pavagada, bang Karnataka, Ấn Độ. Ảnh: AFP |
Bộ trưởng năng lượng Ấn Độ, ông K. Singh xem con số 100 GW công suất năng lượng tái tạo lắp đặt là "dấu mốc quan trọng" trong lịch sử ngành điện của quốc gia 1,36 tỷ dân.
Công suất năng lượng tái tạo lắp đặt trên không bao gồm nguồn điện từ các dự án thủy điện lớn. Đây là kết quả mới nhất trong nỗ lực đạt 450 GW công suất năng lượng tái tạo của Ấn Độ vào năm 2030.
Trong ngắn hạn, tính đến năm 2022, Ấn Độ đặt mục tiêu nâng công suất năng lượng tái tạo lên 175 GW, tuy nhiên đây vẫn là một thách thức lớn. Bởi lẽ, trong khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi muốn nêu bật thành quả phát triển năng lượng tái tạo, thì quốc gia này còn nhiều việc phải làm trong quá trình khử cacbon.
Theo báo cáo Triển vọng năng lượng Ấn Độ năm 2021 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Ấn Độ là quốc gia phát thải CO2 lớn thứ 3 thế giới, mặc dù lượng phát thải CO2 bình quân đầu người thấp. "Cường độ carbon của ngành điện Ấn Độ cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu", Cơ quan Năng lượng Quốc tế nêu.
Báo cáo này chỉ ra rằng than vẫn là "trụ cột trong kinh tế năng lượng của Ấn Độ, chiếm 44% thị phần năng lượng sơ cấp". Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo ở quy mô lớn.
Trong dẫn đề báo cáo, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol đánh giá sự tăng trưởng của ngành năng lượng tái tạo của Ấn Độ là "rất ấn tượng". Quốc gia này "đang trên lộ trình dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực như năng lượng mặt trời và pin trong những thập kỷ tới".
Bên cạnh năng lượng mặt trời, điện gió cũng nổi lên là "phân khúc" điện tái tạo có nhiều cơ hội phát triển ở Ấn Độ. Quốc gia này dự kiến bổ sung gần 20,2 GW công suất điện gió mới trong giai đoạn 2021 - 2025, theo báo cáo được Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu và Công ty nghiên cứu và tư vấn MEC Intelligence công bố vào tháng 6 vừa qua.
Ngoài ra, "hydro xanh" cũng là lĩnh vực thú hút sự quan tâm đầu tư tại Ấn Độ. Tiềm năng phát triển loại nhiên liệu này đã được Viện Năng lượng và Tài nguyên (TERI) có trụ sở tại New Delhi, nhấn mạnh trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào cuối năm ngoái. "Cho đến ngày nay, về cơ bản tất cả hydro tiêu thụ ở Ấn Độ đều đến từ nhiên liệu hóa thạch", Viện Năng lượng và Tài nguyên cho biết.
“Tuy nhiên đến năm 2050, gần 80% lượng hydro của Ấn Độ sẽ là 'hydro xanh' và được sản xuất bằng điện tái tạo và điện phân", Viện Năng lượng và Tài nguyên dự báo.
Trong trung hạn, Viện Năng lượng và Tài nguyên cho rằng chi phí sản xuất hydro từ năng lượng tái tạo sẽ giảm hơn 50% vào năm 2030, cho phép nó bắt đầu cạnh tranh với hydro được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch.

-
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm -
Ông Mark Carney tái đắc cử Thủ tướng Canada -
Trung Quốc: Công suất lắp đặt điện hạt nhân đạt 200 triệu kilowatt vào năm 2040 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025 -
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán -
Nhật Bản tung gói biện pháp kinh tế khẩn cấp đối phó với tác động tiêu cực từ thuế quan
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025