-
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM -
Quảng Bình mời gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
Một góc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
Văn phòng UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn số 53/TB-VPUBND thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lê Văn Phước tại Hội nghị tổng kết giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 (tổ chức ngày 17/2/2022).
Sau khi nghe lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày báo cáo kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021; ý kiến của các sở, ngành và đơn vị tham dự Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước kết luận: ngay từ đầu năm, song song với công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức 4 hội nghị với các sở, ngành, các chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm thúc đẩy công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021; thực hiện 3 đợt kiểm tra các dự án có tiến độ giải ngân chậm và thành lập Đoàn kiểm tra các công trình trọng điểm của tỉnh.
Tuy nhiên, tính đến ngày 31/01/2022, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 (bao gồm vốn kế hoạch các năm trước chuyển sang năm 2021) là 3.461 tỷ đồng, đạt 56,22% kế hoạch do HĐND Tỉnh giao và đạt 59,52% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao (tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được giao năm 2021 của tỉnh An Giang là 6.156 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ giải ngân năm 2021 thấp hơn 28,11%. Đây là tỷ lệ giải ngân thấp nhất từ trước đến nay.
Nguyên nhân khách quan của việc chậm giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá cả vật liệu tăng cao đột biến... Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân chủ quan như: công tác chuẩn bị hồ sơ thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, lựa chọn đơn vị tư vấn không đảm bảo năng lực, chậm trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, không đảm bảo năng lực… Một số ngành, lĩnh vực, chủ đầu tư và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn so với tỷ lệ bình quân chung của tỉnh, làm ảnh hưởng đến kết quả giải ngân của toàn tỉnh. Cụ thể, có 30 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân (gồm 26 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 4 huyện, thị xã, thành phố).
Về kế hoạch đầu tư công năm 2022, tỉnh An Giang phấn đấu đến hết niên độ ngân sách năm 2022, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao (tổng kế hoạch vốn đầu tư công giao đầu năm 2022 là 5.267,6 tỷ đồng). Đến hết niên độ ngân sách năm 2022, các chủ đầu tư giải ngân không đạt tỷ lệ 100% kế hoạch vốn được giao (mà không do nguyên nhân khách quan) phải chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh.
UBND tỉnh An Giang yêu cầu các chủ đầu tư cần thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất trong việc thực hiện đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các dự án. Ngay từ bây giờ, các chủ đầu tư phân công cụ thể cán bộ phụ trách từng dự án, đồng thời lập bảng kế hoạch thực hiện và giải ngân từng dự án theo từng tháng để theo dõi, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở cán bộ phụ trách, nhà thầu thi công khi dự án triển khai không đúng kế hoạch đề ra; thực hiện công bố công khai tiến độ, kết quả giải ngân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt đối với các dự án lớn, ngay từ những tháng đầu năm các chủ đầu tư phải có kế hoạch chi tiết từng giai đoạn của dự án để kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện.
UBND tỉnh An Giang giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra các công trình trọng điểm của tỉnh năm 2022 để kiểm tra, đôn đốc, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất UBND Tỉnh xử lý.
Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, rà soát tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của các sở, ngành và địa phương hằng tháng, hằng quý để chủ động tham mưu UBND Tỉnh (hoặc trình cấp có thẩm quyền) điều chuyển kế hoạch vốn đã giao cho các dự án có tiến độ giải ngân chậm sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung theo quy định, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2022. Đồng thời, tham mưu xử lý chuyển tiếp số vốn kéo dài của năm 2021.
UBND tỉnh An Giang giao các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành liên quan thực hiện rút ngắn tối đa thời gian thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán theo nhiệm vụ được phân công, hướng dẫn thực hiện, đơn giản hóa thủ tục và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị đảm bảo tiến độ triển khai dự án.
Đồng thời, giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi sát sao, công bố công khai kết quả giải ngân của các chủ đầu tư trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng...
-
Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị