-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Các vụ phát hiện ra hàng nghìn máy tính bảng, điện thoại Trung Quốc có cài sẵn mã độc, đánh cắp dữ liệu, trộm cước... khiến nhiều người không tin tưởng chọn mua. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Thị trường điện thoại xách tay trong nước đang chứng kiến màn đổ bộ rầm rộ của smartphone Trung Quốc. Không ít cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM lúc trước chuyên kinh doanh smartphone Nhật hay Hàn Quốc, nay chuyển sang tập trung vào các thương hiệu Trung Quốc. Ngoài những nhãn hiệu quen thuộc như Huawei, Lenovo, Xiaomi hay Meizu, gần đây nhiều cái tên lạ như Elephone, LeTV... cũng được bày bán.
Trong số đó, Mi4, Redmi Note 2 của Xiaomi hay K3 Note của Lenovo, M2 của Meizu đang là những mẫu bán rất chạy. Lúc mới về, chúng còn tạo ra những cơn sốt nhẹ, hàng không đủ bán. So với điện thoại xách tay Nhật, Hàn cùng tầm, smartphone Trung Quốc giá rẻ giờ được chuộng hơn cả.
Trên hội, nhóm người dùng yêu thích đồ công nghệ và smartphone, sản phẩm mới ra của các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, Meizu cũng nhận được nhiều quan tâm. Thông tin sản phẩm vừa có mặt ở Việt Nam đã nhận được các bình luận rôm rả, thậm chí còn được săn lùng để trải nghiệm thử. Chưa có mặt chính thức, Xiaomi vẫn có diễn đàn cho người dùng và fan của họ tại Việt Nam với khoảng trên 5.000 thành viên.
Sức hút của những smartphone Trung Quốc là cấu hình mạnh nhưng giá rẻ, Đức Quang, một thành viên của diễn đàn MIUI Việt Nam chia sẻ. Sản phẩm của Xiaomi, Meizu hay Lenovo có tính năng, thông số kỹ thuật và hiệu năng tương đương smartphone cao cấp của Samsung, Sony, HTC, Apple nhưng giá rẻ một nửa, thậm chí có khi bằng một phần ba.
Ví dụ, chiếc Redmi Note 2 của Xiaomi có giá hơn 3 triệu đồng nhưng được trang bị tới màn hình Full HD IPS, chip 8 nhân đời mới, RAM 2GB. Trong khi đó, nếu tìm sản phẩm tương tự của các thương hiệu như Samsung, Sony hay HTC, một là phải trả tiền cao gấp đôi cho hàng mới hoặc chỉ chọn được hàng đã qua sử dụng và dễ dính phải hàng dựng, anh Quang chia sẻ.
Trên nhiều mẫu smartphone giá rẻ chỉ vài triệu đồng của thương hiệu Trung Quốc, người dùng đã có thể trải nghiệm được những công nghệ mới như cảm biến vân tay, màn hình 4K hay camera chỉnh tay, hỗ trợ phơi sáng...
Tuy nhiên, dù thương hiệu và mẫu mã đa dạng, smartphone Trung Quốc ở Việt Nam mới chỉ phổ biến và gây ảnh hưởng ở tầm trung và giá rẻ, dưới 5 triệu đồng, anh Hà Mạnh Tuấn, quản lý một cửa hàng ở phố Huế (Hà Nội) nhận xét. Nếu đắt tiền hơn, người dùng vẫn thích các thương hiệu tên tuổi.
Vì thế, ở thị trường xách tay, các cửa hàng kinh doanh smartphone Trung Quốc chủ yếu tập trung vào sản phẩm tầm trung, giá dưới 5 triệu đồng. Còn với hàng chính hãng, các thương hiệu Trung Quốc khi đưa sản phẩm về Việt Nam vẫn hạn chế sản phẩm cao cấp giá trên 10 triệu đồng, thay vào đó là các mẫu tầm trung giá khoảng 6 đến 8 triệu đồng.
Anh Đinh Quang Lộc, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh điện thoại Trung Quốc lâu năm cho rằng, khách mua smartphone Trung Quốc đang tăng dần lên. Tuy nhiên, người dùng chủ yếu hiện giờ vẫn là dân công nghệ hoặc học sinh, sinh viên vốn có thu nhập chưa cao để đầu tư vào điện thoại.
Chất lượng, tính năng của chúng ngày càng tốt, tuy nhiên, tâm lý của hầu hết mọi người là không thích hàng công nghệ Trung Quốc. Các vụ phát hiện ra hàng nghìn máy tính bảng, điện thoại Trung Quốc có cài sẵn mã độc, đánh cắp dữ liệu, trộm cước... khiến nhiều người không tin tưởng chọn mua. Bên cạnh đó, phần lớn điện thoại Trung Quốc xách tay đều không hỗ trợ tiếng Việt, gặp lỗi danh bạ và phải chạy lại phần mềm để cài đặt thêm dịch vụ của Google dù chạy Android.
Nhưng anh Lộc cũng dự đoán, nếu các hãng Trung Quốc đầu tư nghiêm túc vào thị trường Việt Nam và thêm nhiều thương hiệu nữa gia nhập chính thức, như Xiaomi, smartphone Trung Quốc có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới những thương hiệu kỳ cựu.
-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam