-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Một mẫu máy tính bảng chứa trojan Cloudsota được rao bán trên Amazon |
Sau nhiều phản ánh của người dùng trên các diễn đàn Android phổ biến và trên chính trang mua sắm Amazon, Cheetah Mobile Security Lab đã quyết định điều tra sự tồn tại của một trojan đặc biệt nguy hiểm có tên gọi Cloudsota. Theo kết quả mới được công bố, trojan này được cài đặt sẵn trên ít nhất 30 loại thương hiệu máy tính bảng Trung Quốc từ các nhà sản xuất ít tên tuổi.
Cloudsota được cho là có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc và được cài đặt đi kèm phần mềm quảng cáo, phần mềm độc hại và sau đó lặng lẽ gỡ bỏ bất kỳ ứng dụng chống virus nào mà người dùng cài đặt trên máy tính bảng.
Một trong những cách thức hoạt động của trojan này là tự bật các quảng cáo dạng pop-up xuất hiện trên màn hình gây khó chịu. Nó cũng có thể thay thế hình ảnh khi khởi động, ảnh nền, thay đổi trang chủ trình duyệt để chuyển hướng kết quả tìm kiếm phục vụ cho việc quảng cáo.
Nguy hiểm hơn khi các máy tính bảng đi kèm phần mềm độc hại có thể khóa thiết bị ở chế độ "demo" và dòng chữ Demo màu đỏ cỡ lớn hiển thị ở giữa màn hình.
Đáng chú ý khi loại trojan này được nhúng thẳng vào hệ điều hành nên rất khó để xóa bỏ triệt để. Chỉ cần reset lại máy, mã độc hại lại có thể xuất hiện trở lại. Nhiều người dùng đã phàn nàn vấn đề này trên các diễn đàn hỗ trợ Android.
Phần lớn các loại máy tính bảng giá rẻ có mã độc này đều được bán trên hệ thống của Amazon tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Cheetah Mobile Security Lab ước tính có khoảng 17.233 máy tính bảng nhiễm trojan Cloudsota đã được bán. Con số này có thể tăng lên khi sắp tới mùa mua sắm dịp Giáng sinh.
Dựa trên các số liệu nghiên cứu được công bố, International Business Times đưa ra danh sách một số nhãn hiệu cần tránh mua, đặc biệt là trên Amazon bao gồm Fusion5, Tagital, Rockchip, Yuntab, WonderMedia, Allwinner, SoftWinners, JYJ, JEJA và NATPC.
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025