-
Cần làm cuộc cách mạng cho cây lúa Đồng bằng sông Cửu Long -
Tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng, thu hồi tài sản vẫn khó khăn -
Phó chủ tịch tỉnh Bình Định kiêm nhiệm Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế -
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước -
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn
Hoạt động phát triển tại thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế có tác động bất lợi đến các vùng hạ du lưu vực sông ở nước ta, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tài nguyên nước của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các quốc gia ở thượng nguồn. Trong ảnh: Khô hạn tại ĐBSCL |
Vấn đề trên được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh tại phiên giải trình "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập", được Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức đầu tuần này.
Tới 63% lượng nước ngoài tầm kiểm soát
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, nguồn nước mặt sản sinh trong lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm 37% tổng lượng nước mặt của quốc gia. Nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ, từ các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông chiếm tới 63%. Lượng nước này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động khai thác, sử dụng tại các quốc gia ở thượng nguồn.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp đã nêu một số ví dụ điển hình trên thế giới, liên quan đến nhu cầu phát triển dẫn đến mâu thuẫn trong chia sẻ, sử dụng nguồn nước giữa các quốc gia, giữa các vùng địa bàn nằm trên lưu vực sông liên quốc gia, sông quốc tế.
“Đối với các vùng hạ du lưu vực sông nằm ở Việt Nam, việc các quốc gia ở thượng nguồn những con sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng, hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng các hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông, dự báo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến vùng hạ du tại Việt Nam, đặc biệt là Vùng ĐBSCL, Đồng bằng sông Hồng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về các thách thức đối với Việt Nam.
Cụ thể hơn, ông Cường nêu rõ, trên thượng nguồn sông Đà, sông Thao, sông Lô thuộc lãnh thổ nước ngoài đã xây dựng nhiều bậc thang hồ chứa thủy điện, hiện đã đưa vào vận hành khai thác nhiều công trình, tác động đến biến đổi dòng chảy về Việt Nam đã được ghi nhận.
Theo Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, trên dòng chính sông Mê Kông, ở phần thượng lưu đã xây dựng nhiều bậc thang hồ chứa thủy điện với tổng dung tích trữ lên đến hàng chục tỷ m3 nước. Khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ có tác động bất lợi vô cùng lớn, không thể đảo ngược đến chế độ dòng chảy, phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng ĐBSCL. Dự kiến lượng phù sa về ĐBSCL có thể giảm 97% ở thời điểm năm 2040, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu con số đáng báo động.
Cần tiếp tục đấu tranh
Có đến 63% nguồn nước phụ thuộc vào bên ngoài, vậy hợp tác quốc tế đã đủ chủ động chưa, đủ tích cực chưa, đủ để đảm bảo an ninh nguồn nước chưa? Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Nguyễn Mạnh Tiến đặt câu hỏi với cả Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Nguy cơ mất an ninh nguồn nước là hiện hữu
Nguy cơ mất an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập của Việt Nam là hiện hữu trong cả hiện tại và tương lai. Việt Nam có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10 km trở lên, tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm hiện nay khoảng 830 tỷ m3, nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong đó có 2 con sông lớn là sông Cửu Long thì 90% lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, sông Hồng là trên 50%. Do đó, có thể nói, nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào lưu vực các con sông bắt nguồn từ nước ngoài.
Chúng ta gặp khó khăn trong việc chủ động quản lý, khai thác nguồn nước như tổng lượng dòng chảy, chế độ dòng chảy, nguồn phù sa, nguồn lợi thủy sản tự nhiên… chưa kể đến việc ứng xử của một số quốc gia ở thượng nguồn làm ảnh hưởng đến nguồn nước chảy vào Việt Nam. Khi cần thì thiếu nước, khi không cần thì lại thừa nước. Thực tế tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL có nguyên nhân một phần là do thiếu nước đầu nguồn.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, hợp tác quốc tế về an ninh nguồn nước chưa được như yêu cầu. Ông Cường nhấn mạnh, với hoạt động của Ủy hội sông Mê Kông như hiện nay thì Việt Nam chưa có đầy đủ số liệu cần thiết.
“Nếu không chia sẻ số liệu và thông tin cần thiết, đại hồng thủy đến thì làm thế nào, phải tiếp tục đấu tranh, kiến nghị để có được thông tin theo đúng yêu cầu của hợp tác quốc tế”, Bộ trưởng Cường nêu quan điểm.
Cho biết là mới đây, Việt Nam nhiều lần muốn nước được xả về hạ lưu sông Mê Kông mà không được, ông Cường kiến nghị Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Bộ Ngoại giao tiếp tục đấu tranh để có được quyền lợi chính đáng.
Trả lời cùng câu hỏi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận, trong hợp tác quốc tế hiện nay cơ chế pháp lý hết sức lỏng lẻo, chủ yếu là thỏa thuận. Đây là vấn đề rất khó.
Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, cần phải tiếp tục kiên trì để các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này có tính pháp lý cao hơn.
Hoạt động khai thác nước tại khu vực thượng nguồn sẽ ngày một gia tăng, chia sẻ nguồn nước có thể là vấn đề các nước sử dụng để đàm phán đổi lại các lợi ích.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà kiến nghị đưa việc đảm bảo an ninh nguồn nước là một lĩnh vực an ninh phi truyền thống vào trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch toàn khóa XIII cũng như trong các văn kiện đại hội của các địa phương. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội ban hành một nghị quyết riêng về đảm bảo an ninh nguồn nước, đặc biệt là đối với nguồn nước có vai trò quan trọng trong việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
-
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hai kịch bản tăng trưởng của VEPR, một trong số đó quý IV sẽ đi ngang -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Nâng chế độ bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu