Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ẩn số tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu Southern Bank - Sacombank
Thùy Vinh - 08/10/2014 08:54
 
Hai thương vụ sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng (MDB - Maritime Bank; Southern Bank - Sacombank) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận về mặt chủ trương và khả năng sớm được thông qua. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu Southern Bank - Sacombank hiện vẫn là ẩn số.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sáp nhập, giải thể ngân hàng yếu theo đúng pháp luật
Sẽ gia tăng M&A ngành ngân hàng
Maritime Bank sáp nhập MDB với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:1

Thông tin trên được người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết trong phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29/9. Vì thế, theo nhận định của một chuyên gia, nhiều khả năng, 2 vụ sáp nhập trên sẽ sớm được NHNN thông qua. Lý do là, hai thương vụ này đã được hé lộ từ đầu năm 2014 và đã được đại hội đồng cổ đông thông qua trong kỳ họp đầu năm. Mặt khác, cả 2 thương vụ cùng có dáng dấp của một chủ sở hữu, nên việc sáp nhập sẽ sớm được kết thúc.

  Sacombank sáp nhận Southern Bank  
  Hai ngân hàng này có sự chênh lệch lớn về quy mô và kết quả kinh doanh, nhưng lại có bóng dáng của một chủ sở hữu  

Các ngân hàng thương mại đã có sự chuẩn bị và xây dựng đề án sáp nhập sớm trình lên NHNN sau kỳ đại hội cổ đông thường niên diễn ra trong quý II/2014.

Maritime Bank nhận sáp nhập Mekong Bank (MDB) và đã xây dựng đề án sáp nhập đệ trình NHNN sau kỳ đại hội đồng cổ đông đầu năm, với tỷ lệ hoán đổi 1:1 (tức một cổ phiếu MDB sẽ được chuyển thành 1 cổ phiếu của Maritime Bank). Hiện Maritime Bank nắm giữ 10,16% cổ phần của MDB. Ngoài ra, phần vốn của cổ đông chiến lược nước ngoài tại MDB (FFH nắm 20% cổ phần) cũng đã được chuyển nhượng lại cho Maritime Bank.

Maritime Bank cho biết, Ngân hàng đã chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch sáp nhập khi được NHNN chính thức thông qua. Khá nhiều cổ đông ủng hộ về việc Maritime Bank nhận sáp nhập MDB, song cũng không ít ý kiến thắc mắc về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, vì cho rằng, quy mô của Maritime Bank lớn hơn nhiều so với MDB, nên việc chuyển đổi theo tỷ lệ này có lợi hơn cho cổ đông MDB.

Tuy nhiên, khác với Southern Bank, nợ xấu của MBD được kiểm soát dưới 3% trong những năm qua. Trong khi đó, nợ xấu Southern Bank lại tăng dần lên trên 3,7%. Vì thế, kết quả lợi nhuận đạt được của nhà băng này cũng sụt giảm dần, khi chỉ đạt 18 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2013 và kế hoạch năm nay là 360 tỷ đồng. Còn Sacombank vẫn giữ phong độ về lợi nhuận trong suốt 3 năm gần đây. 9 tháng đầu năm 2014, Sacombank đã đạt 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và kế hoạch đưa ra cho cả năm 3.000 tỷ đồng.

Sáp nhập Southern Bank, cú thoát xác tuyệt đỉnh của ông Trầm Bê? Sáp nhập Southern Bank, cú thoát xác tuyệt đỉnh của ông Trầm Bê?

(Baodautu.vn) Southern Bank sẽ tránh được gánh nợ và có cơ hội để tồn tại, phát triển khi về cùng mái nhà với Sacombank. Còn ông Trầm Bê và các cổ đông của cả hai ngân hàng sẽ tránh được câu chuyện sở hữu chéo.

Sacombank cho biết, Ngân hàng đã tính toán kỹ lưỡng và cân nhắc phương án sáp nhập trước khi trình tổng thể đề án sáp nhập lên NHNN, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cổ đông của 2 bên, nhưng từ chối tiết lộ con số cuối cùng về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu.

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank cho hay, mọi kế hoạch đã được chuẩn bị và sẵn sàng để triển khai khi nhận được văn bản chính thức từ NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu Southern Bank sang cổ phiếu Sacombank vẫn là một ẩn số, khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Hai ngân hàng này có sự chênh lệch khá lớn về quy mô cũng như kết quả sinh lời trong kinh doanh, nhất là trong những năm gần đây, nhưng lại có bóng dáng của một chủ sở hữu, nên theo đánh giá của giới phân tích chứng khoán, tỷ lệ chuyển đổi sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của cổ đông lớn.

Báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm của Southern Bank cho thấy, bản thân ông Trầm Bê và các thành viên trong gia đình vẫn nắm 21,14% cổ phần tại Ngân hàng, không thay đổi so với tỷ lệ nắm giữ cuối năm 2013. Trong khi đó, tại Sacombank, gia đình Phó chủ tịch thường trực HĐQT Trầm Bê nắm 6,78% cổ phần STB.

Vì thế, cái được lớn nhất trong các thương vụ sáp nhập trên chính là giúp các cổ đông lớn xóa tình trạng sở hữu chéo đang được NHNN xử lý để đẩy mạnh tái cấu trúc ngành.

Ngoài hai trường hợp trên, NHNN cũng cho biết đang tích cực chỉ đạo triển khai một số trường hợp mua lại một số tổ chức tín dụng khác. Theo báo cáo của NHNN gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được xác định từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại và trong thời gian tới, NHNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại đối với 1 ngân hàng còn lại.

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, hầu hết các phương án tái cơ cấu ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, kể cả sáp nhập, hợp nhất, đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật.

M&A ngân hàng 2014: Vẫn chỉ là con số không! M&A ngân hàng 2014: Vẫn chỉ là con số không!

() Từ đầu năm đến nay, chưa thương vụ hợp nhất, sáp nhập (M&A) ngân hàng nào được thông qua. Việc bán ngân hàng yếu cho đối tác nước ngoài cũng gặp nhiều trắc trở.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư