-
Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam -
Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000 -
Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao -
VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion -
ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 -
Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng FAST500 - Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021.
Theo bảng xếp hạng năm nay, An Tiến Industries đứng đầu Bảng xếp hạng FAST500. Các vị trí triếp theo trong Top 10 Bảng xếp hạng FAST500 là: Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh, Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại Viễn Đông, Công ty cổ phẩn cán thép Thái Trung, Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội, Công ty cổ phần sản xuất và công nghệ nhựa pha lê, Công ty cổ phần Kosy, Công ty cổ phần CDC Hà Nội và Công ty cổ phần tập đoàn Austdoor.
Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh. |
Đặc biệt, năm nay cũng là năm thứ 2 mà An Tiến Industries (mã chứng khoán: HII) – công ty con của Tập đoàn An Phát Holdings – một doanh nghiệp ngành bao bì nhựa và các sản phẩm từ hạt nhựa dẫn đầu Bảng xếp hạng FAST500. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành này tại Việt Nam và lý do vì sao nhiều doanh nghiệp nước ngoài của Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc… tìm kiếm cơ hội đầu tư hoặc mua lại các doanh nghiệp ngành bao bì nhựa của Việt Nam.
Theo Vietnam Report, Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report, công bố chính thức lần đầu tiên vào năm 2011. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.
Năm 2020, nhìn trên bức tranh toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng dương với sự phục hồi nhanh chóng và đầy bứt phá hình chữ V, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, sóng gió đã qua đi, từ những thành tích mà kinh tế Việt Nam đã đạt được trong năm qua, chúng ta đón nhận thêm nhiều cơ hội từ những hiệp định FTAs đã được ký kết thành công, vị thế và hình ảnh được cải thiện và thu hút được nhiều sự chú ý từ truyền thông quốc tế.
Với tốc độ tăng trưởng dương năm 2020 bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam được coi là “ngôi sao sáng” của châu Á, trong bối cảnh nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề. Các ngành có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng chung của Việt Nam trong năm qua có thể kể đến như: Thực phẩm – Đồ uống, Cơ khí, Xây dựng, Dược, Bán lẻ,… Bảng xếp hạng FAST500 năm 2021 tiếp tục ghi nhận sự có mặt trong nhiều năm liên tiếp của ngành Thực phẩm – Đồ uống và Bán lẻ trong cơ cấu ngành nghề có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao.
Một thông tin thú vị từ Bảng xếp hạng FAST500 năm 2021 là sự nổi lên của khối doanh nghiệp tư nhân. |
Một thông tin thú vị từ Bảng xếp hạng FAST500 năm 2021 là sự nổi lên của khối doanh nghiệp tư nhân. Đó là kết quả của tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) trong giai đoạn 2016-2019 đạt 28,2%.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân cho thấy vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế đất nước, với mức CAGR trung bình lớn nhất, 29,2%. Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực này cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam với tỷ lệ 83,2%. Với một khu vực kinh tế đang tạo ra khoảng 42% GDP, đóng góp 30% vào Ngân sách Nhà nước và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước, tốc độ tăng trưởng ổn định và sự góp mặt ngày càng nhiều trong Bảng xếp hạng FAST500 cũng là một minh chứng rõ ràng cho thấy tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế này trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, khẳng định vai trò là “lực kéo” giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, trong nỗ lực chung tay cùng các bộ, ngành và Chính phủ chống dịch COVID-19 hiệu quả trong năm vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng như một “tấm đệm giảm sốc” cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh có những biến động khó lường.
-
Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao -
VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion -
ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 -
Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng -
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024 -
Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha -
Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
-
1 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
2 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
3 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
4 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
5 TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion