Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
Ăn trực nằm chờ ở sân bay để bắt bệnh chậm chuyến
Anh Minh - 16/07/2014 08:47
 
() Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không đang bị cuốn vào vòng xoáy giảm thiểu tình trạng chậm hủy các chuyến bay xuống dưới 5% trong khi nhiều rủi ro vẫn ngoài tầm kiểm soát.
TIN LIÊN QUAN

Đúng 4 giờ sáng ngày 15/7, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và một số thành viên Tổ kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị trước chuyến bay, khắc phục tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam đã có mặt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài để giám sát chuyến bay đầu tiên của VietJetAir.

   
  Không dễ để giảm tỷ lệ chậm chuyến bay xuống còn 5% trong vòng 6 tháng tới  

Đây là đã buổi giám sát thứ 3 kể từ khi Cục Hàng không Việt Nam triển khai yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng về việc tăng cường kiểm tra, giám sát trực tiếp công tác chuẩn bị trước chuyến bay, phục vụ hành khách đi tàu bay của các hãng hàng không tại các cảng hàng không, sân bay, việc thực hiện nghĩa vụ của người vận chuyển đối với hành khách đi tàu bay trong trường hợp chuyến bay chậm, hủy.

Theo ông Cường, việc kiểm soát này được áp dụng đối với tất cả các hãng hàng không tại 3 đầu mối chính là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Các thành viên của Tổ giám sát được yêu cầu là phải giám sát toàn bộ các chuyến bay, công tác phục vụ mặt đất kể từ khi chuyến bay thương mại nội địa đầu tiên được thực hiện.

Đây là công việc rất vất vả bởi ngoài việc phải căng mình làm việc với cường độ cao, chuyến bay cuối cùng trong ngày chỉ được hoàn thành vào nửa đêm, thậm chí muộn hơn nếu bị trễ chuyến.

Hiện mỗi ngày, Việt Nam có khoảng hơn 500 chuyến bay thương mại do các hãng hàng không trong nước được thực hiện. Điều này có nghĩa là Tổ kiểm tra gồm hơn 10 người của Cục Hàng không Việt Nam sẽ phải dành sự chú ý đặc biệt để phân tích tìm nguyên nhân đối với hơn 100 chuyến bay bị chậm chuyến mỗi ngày.

Do có nhiều nguyên nhân đa dạng gây chậm hủy, việc khắc phục tình trạng này và nâng cao tỷ lệ đúng giờ trở nên càng phức tạp, liên quan đến toàn hệ thống. Theo đại diện một hãng hàng không, việc nâng tỷ lệ đúng giờ lên 95%, được áp dụng cả đối với một số hãng hàng không chi phí thấp như Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu không dễ thực hiện.

"Để làm được, không chỉ các hãng phải phấn đấu cật lực, toàn bộ hệ thống cũng phải làm mới mình", đại diện này nói.

Bản thân các hãng hàng không cũng phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp “tự cứu” mình. Ông Lê Ngọc Lâm, Giám đốc khu vực miền Bắc của hãng hàng không VietJet Air cho biết, hãng này đã bổ sung ngay kế hoạch bố trí máy bay dự phòng. Việc này không có nghĩa là để hẳn một máy bay  nằm không để “trám” vào lịch khai thác khi có hiện tượng chậm, hủy chuyến mà bố trí mỗi máy bay ở chế độ chờ từ 3 đến 6 tiếng/ngày, thực hiện luân phiên ở mỗi sân bay khác nhau.

"Như vậy lúc nào hãng cũng có 1 máy bay nằm chờ, sẵn sàng “chia lửa” khi lịch bay biến động. Bên cạnh đó, hãng cũng nâng cao năng lực điều hành bay, cố gắng giải quyết dứt điểm từng chuyến bay bị chậm thay vì chia đều thời gian delay cho các chuyến khác, làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền", ông Lâm cho biết.

VietJetAir cũng là hãng hàng không hợp tác chặt chẽ nhất với Cục Hàng không Việt Nam trong việc cung cấp các số liệu, nguyên nhân gây chậm, hủy chuyến. So với cuối tháng 6/2014, tỷ lệ chậm chuyến bình quân trong 10 ngày đầu tháng 7 đã giảm từ 24,5% xuống còn 20,4%.

“Việc xác định nguyên nhân đúng, trúng sẽ có các giải pháp đúng, kịp thời, hiệu quả. Giảm chậm, hủy chuyến không chỉ vì sức ép của hành khách mà còn là một trong những yếu tố để nâng chất lượng dịch vụ hàng không cũng như sự phát triển của các hãng”, ông Cường nói.

Mặc dầu vậy, cả cơ quan quản lý nhà nước và đại diện một số hãng hàng không đều khá dè dặt trong việc hạ tỷ lệ chậm hủy chuyến chỉ còn 5 -10% - một mục tiêu mà ngay cả các hãng hàng không nổi tiếng của Hoa Kỳ, Nhật Bản kinh doanh trong một hạ tầng cơ sở kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cũng chưa tiệm cận được.

"Cũng với việc nỗ lực tối đa, điều mà các hãng hàng không cần làm ngay chính là việc thay đổi thái độ ứng xử đối với các hành khách trong trường hợp bị chậm, hủy chuyến", một chuyên gia nhận xét.

Cần phải nói thêm rằng, bên cạnh lý do thời tiết bất lợi, văn hóa đi máy bay của một bộ phận hành khách còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài bị quá tải trầm trọng là những yếu tố rủi ro ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát của các hãng hàng không.

Ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết hiện sân bay có 47 chỗ đỗ nhưng chỉ khai thác 38 chỗ, còn lại dành cho trường hợp khẩn nguy và đậu máy bay qua đêm.

"Giờ cao điểm Tân Sơn Nhất phục vụ được 29 chuyến bay/ giờ nhưng thực tế đã lên 33 chuyến/ giờ nên có tình trạng máy bay phải chờ sân đỗ, đường lăn. Cảng có công suất tối đa 20 triệu khách/ năm nhưng đến năm 2013 đã vượt con số này khiến hạ tầng quá tải gây ùn ứ khách làm thủ tục", ông Tú thừa nhận.

Hiện hành trình bay chặng Hà Nội – TPHCM của các hãng hàng không đã bị kéo dài từ 1 giờ 45 phút đến 2 giờ 5 phút do ách tắc cả trên trời và dưới đất. Vào giờ cao điểm, máy bay đến Tân Sơn Nhất thường phải bay vòng chờ trên không, khi đáp xuống, trong quá trình lăn vào sân đỗ vẫn phải dừng lại từ 1-2 lần chờ đường thoáng mới được vào khu vực trả khách.

Bên cạnh đó, bất chấp những nỗ lực nâng cấp, mở rộng diện tích sảnh đi, vào những giờ cao điểm, tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thường xuyên bắt gặp cảnh nhân viên các hãng hàng không nhớn nhắc giơ biển tìm khách bay của mình đang bị cuốn vào đám đông đặc như bèo tấm xếp hàng chờ qua cửa kiểm soát an ninh hàng không.

Tình trạng này dự báo là sẽ tiếp tục trầm trọng hơn cho đến khi cảng hàng không quốc tế Long Thành được đưa vào khai thác trong khoảng 10 - 15 năm tới. 

Với kỳ vọng nâng tỷ lệ giờ đúng thêm 50% trong một đến hai tháng tới, một hãng hàng không vừa gửi 7 kiến nghị lên cơ quan quản lý. Trong đó, hãng đề cập đến những yếu kém về hạ tầng hiện nay, kiến nghị đầu tư thêm trang thiết bị tại các sân bay lẻ, tăng cường hoạt động quản lý điều hành bay để giảm thời gian chờ cất hạ cánh. Theo hãng, bên cạnh sự nỗ lực từ phía họ, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phối hợp để nâng cao chỉ số đúng giờ.

Ví dụ, hãng cho rằng Cục cần sớm bổ sung nhân sự mặt đất của các công ty dịch vụ, tránh tình trạng các hãng xếp hàng chờ đến lượt; gợi ý các hãng có thể linh hoạt cho nhau mượn phụ tùng, hoặc bán tại chỗ, đỡ mất thời gian chờ phụ tùng từ nước ngoài về.

Thống kê số liệu chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam từ 1/7 – 10/7/2014

 

  Chỉ tiêu   Vietnam Airlines Vietjet Air
Chuyến chậm Tỷ lệ Chuyến chậm Tỷ lệ
1. Chuyến khai thác 3334 1058
2. Chậm chuyến 505 15.1% 216 20.4%
Thời tiết 46 9.1% 0 0.0%
Hãng hàng không 406 80.4% 208 96.3%
Cảng hàng không 3 0.6% 0 0.0%
Điều hành bay 26 5.1% 8 3.7%
Lý do khác 24 4.8% 0 0.0%
2. Hủy chuyến 20 0.6% 12 1.1%
Thời tiết 12 60.0% 5 41.7%
Thương mại 3 15.0% 3 25.0%
Kỹ thuật 2 10.0% 1 8.3%
Lý do khác 3 15.0% 3 25.0%
 
  Chỉ tiêu   Jetstar Pacific VASCO
Chuyến chậm Tỷ lệ Chuyến chậm Tỷ lệ
1. Chuyến khai thác 478 152
2. Chậm chuyến 139 29.1% 10 6.6%
Thời tiết 6 4.3% 1 10.0%
Hãng hàng không 80 57.6% 8 80.0%
Cảng hàng không 30 21.6% 0 0.0%
Điều hành bay 23 16.5% 0 0.0%
Lý do khác 0 0.0% 1 10.0%
2. Hủy chuyến 0 0.0% 22 12.6%
Thời tiết 0   0 0.0%
Thương mại 0   0 0.0%
Kỹ thuật 0   22 100.0%
Lý do khác 0   0 0.0%
         
̉ng Chuyến chậm Tỷ lệ
1. Chuyến khai thác 5022
2. Chậm chuyến 870 17.3%
Thời tiết 126 14.5%
Hãng hàng không 1425 163.8%
Cảng hàng không 230 26.4%
Điều hành bay 315 36.2%
Lý do khác 178 20.5%
2. Hủy chuyến 264 5.0%
Thời tiết 48 18.2%
Thương mại 121 45.8%
Kỹ thuật 40 15.2%
Lý do khác 55 20.8%
  •  
  •  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư