-
Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam -
“Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang -
Cần Thơ: Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều sẽ diễn ra vào những ngày cuối năm 2024 -
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh - Noel - Christmas -
Lần đầu tiên môn Tiếng Nhật có trong đề thi học sinh giỏi quốc gia -
Chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế
Trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO), TS. Trịnh Thị Thúy Giang, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã chia sẻ một số thông tin thú vị trong 50 năm Việt Nam tham gia IMO.
Đáng chú ý là trong các năm 1977, 1982, 1987, Việt Nam đều có bài trong đề thi chính thức của IMO.
TS. Trịnh Thị Thúy Giang, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã chia sẻ một số thông tin thú vị trong 50 năm Việt Nam tham gia IMO |
GS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam thông tin, tại kỳ thi IMO năm 1977, bài thi số 2 là của cố PGS Phan Đức Chính có nội dung như sau:
"Trong một dãy hữu hạn các số thực, tổng của bất kì 7 số hạng liên tiếp là âm và tổng của bất kì 11 số hạng liên tiếp là dương. Xác định số lớn nhất trong các số hạng của dãy".
Cố PGS Phan Đức Chính là một trong những người thầy đầu tiên của lớp Chuyên Toán đầu tiên của Việt Nam (Lớp Chuyên Toán A0 Khóa 1, Trường ĐH Tổng hợp trước đây và là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội sau này), đã tham gia đào tạo nhiều học sinh giỏi được huy chương Toán quốc tế và cũng là người đã viết, dịch nhiều giáo trình Toán học kinh điển ở Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội thảo trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (1974 - 2024). Ảnh: Xuân Phú |
GS.TS Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, một nhà Toán học của Việt Nam cho biết, cố PGS. Phan Đức Chính từng làm Phó đoàn học sinh Việt Nam tham dự IMO trong các năm 1974-1976 (Trưởng Đoàn là nhà giáo Lê Hải Châu).
Đến năm 1982, một bài Toán của cố PGS Văn Như Cương cũng được đưa vào đề thi IMO. Theo các nhà Toán học kể lại, bài toán gốc của cố PGS Văn Như Cương đã trình bày như sau:
"Ngày xưa (ở xứ Nghệ) có một ngôi làng hình vuông mỗi cạnh 100km. Có một con sông chạy quanh làng. Bất cứ điểm nào trong làng cũng cách con sông không quá 0,5 km (*).
Chứng minh rằng có 2 điểm trên sông có khoảng cách đường chim bay không quá 1 km, nhưng khoảng cách dọc theo dòng sông không ít hơn 198 km.
Bài toán này của Việt Nam rất khó vì thế nhiều nước muốn loại ra khỏi đề thi. Tuy nhiên Chủ tịch IMO năm đó là Giáo sư, Viện sĩ người Hungary R.Afred, Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary lại khen hay và quyết định giữ lại. Sau đó bài Toán này là câu 6 của đề thi IMO 1982 và sửa lại như sau:
"Cho S là hình vuông với cạnh là 100, và L là đường gấp khúc không tự cắt tạo thành từ các đoạn thẳng A0A1, A1A2…,An-1An với A0#An. Giả sử với mỗi điểm P trên biên của S đều có một điểm thuộc L cách P không quá ½. Hãy chứng minh: Tồn tại 2 điểm X và Y thuộc L sao cho khoảng cách giữa X và Y không vượt qúa 1, và độ dài phần đường gấp khúc L nằm giữa X và Y không nhỏ hơn 198".
Bài thi này chỉ có 20 thí sinh của kì thi giải được. Trong số này có gương mặt của đoàn Việt Nam là thí sinh Lê Tự Quốc Thắng. Anh cũng là người đoạt Huy chương Vàng với số điểm 42/42, còn đoàn Việt Nam xếp 5/30 quốc gia tham dự. Anh Lê Tự Quốc Thắng hiện là Giáo sư Viện Công nghệ Georgia, Mỹ.
Thống kê của GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về kết quả của đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế các thời kỳ. |
Bài toán thứ 3 của Việt Nam được đưa vào đề thi của IMO năm 1987 là của TS. Nguyễn Minh Đức với nội dung:
"Chứng minh rằng không tồn tại hàm f: R₁→R₁, R₁ là tập các số nguyên không âm, sao cho: f(f(n)) = n+ 1987 với mọi n".
Ngày đó TS. Nguyễn Minh Đức là cựu học sinh của trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên và anh giành Huy chương Bạc tại IMO năm 1975.
Kỳ thi IMO được tổ chức từ năm 1959 tại Romania, Việt Nam bắt đầu tham gia năm 1974 đến nay và đã có 48 lần cử đội tham gia với 288 thí sinh dự thi (trong đó có 18 thí sinh nữ), đạt thành tích 271 huy chương (gồm 69 Huy chương vàng, 117 Huy chương Bạc, 85 Huy chương Đồng). Tỉ lệ học sinh được huy chương là 94%.
Trong suốt lịch sử 50 năm đã có 10 học sinh xuất sắc đạt số điểm tuyệt đối, 10 học sinh được 2 Huy chương Vàng. Xét theo thành tích đồng đội không chính thức, đội Việt Nam nằm trong top 10 thế giới trong phần lớn các năm dự thi.
Năm 2017, Việt Nam có thành tích tốt nhất từ trước đến nay (đứng thứ ba thế giới), với 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Năm 2024, 6 thí sinh của Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) tại Vương quốc Anh, kết quả chung cuộc cả 6 em đều giành huy chương và bằng khen. Cụ thể: 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, 1 Bằng khen.
-
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 -
Cần Thơ: Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều sẽ diễn ra vào những ngày cuối năm 2024 -
Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 tại Hà Nội -
Các trường tư thục tại Hà Nội chốt lịch tuyển sinh vào lớp 10 -
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh - Noel - Christmas -
Hà Nội xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa cấp Thành phố -
Lần đầu tiên môn Tiếng Nhật có trong đề thi học sinh giỏi quốc gia
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024