
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
![]() |
Một công trường xây dựng tại London, Anh. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Trong thông báo, một người phát ngôn chính phủ Anh cho biết, giới chức đang xem xét các điều chỉnh nhằm đảm bảo rằng hệ thống nhập cư dựa trên thang điểm hiện nay của nước này sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế bằng cách ưu tiên những người có kỹ năng và năng lực, đồng thời khuyến khích đầu tư dài hạn cho lực lượng lao động trong nước.
Quan chức trên nhấn mạnh các cơ quan chức năng đang đánh giá lại danh sách các vị trí việc làm đang thiếu hụt nhân sự để đảm bảo phản ánh được thực tế thị trường lao động hiện nay, qua đó có thể nới lỏng việc cấp thị thực cho những lao động nhập cư thuộc các lĩnh vực đang thiếu nhân lực.
Hệ thống nhập cư mới dựa trên thang điểm đã được Chính phủ Anh áp dụng sau khi nước này chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào đầu năm 2021. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã kêu gọi chính phủ nới lỏng chính sách thị thực.
Các lĩnh vực như khách sạn, vận tải đường bộ và nông nghiệp đang chịu tác động đặc biệt nặng nề của tình trạng thiếu hụt lao động do Brexit và càng trầm trọng hơn sau 3 năm đại dịch Covid-19 hoành hành.
Theo dữ liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), hiện nước này có khoảng một triệu vị trí việc làm để trống. Con số này bao gồm cả những người quyết định rời khỏi thị trường lao động sau thời gian dài mắc bệnh hoặc muốn nghỉ hưu sớm.
Khảo sát được ONS công bố ngày 9/3 cho thấy hơn 25% số công ty ở Anh có từ 10 nhân viên trở lên bị thiếu hụt lao động vào cuối tháng 2, gần tương đương với thời điểm cuối tháng 1.
Giám đốc bộ phận tiền tệ và thị trường của công ty môi giới chứng khoán Hargreaves Lansdown (Anh), bà Susannah Streeter cho biết ngoài việc tăng lương, nhiều doanh nghiệp sẽ có rất ít các lựa chọn khác để thu hút và giữ chân nhân viên. Điều này đã làm chồng chất thêm áp lực cho các chủ doanh nghiệp vào thời điểm chi phí năng lượng và giá cả hàng hóa vẫn tăng cao.
Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Anh đã kêu gọi các nhà tuyển dụng thận trọng vì tăng lương nhiều sẽ gây nguy hiểm cho các nỗ lực hạn chế lạm phát.
Tuy nhiên, người lao động tại Anh cho rằng mức lương họ nhận được không theo kịp lạm phát ở mức cao trong nhiều thập kỷ qua. Giá tiêu dùng tăng cao làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, dẫn tới làn sóng đình công đã gia tăng trong những tháng gần đây tại Anh.

-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan -
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5% -
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt