-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm -
Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới
Cung lớn khiến sắc xanh lùi dần và chuyển đỏ khi đóng cửa. Kết phiên, VN-Index dừng chân tại 1.141 điểm, tương ứng giảm -13,31 điểm (-1,15%), thấp nhất phiên. Thanh khoản trên hai sàn hơn 17.458 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên trước, vẫn dưới mức trung bình.
Phiên hôm nay, ghi nhận 393 mã giảm chiếm ưu thế hoàn toàn so với 114 mã tăng. Nhóm VN30 giảm 13,45 điểm (-1,15%), đóng cửa tại 1.153,21 điểm, chỉ có 6 mã tăng giá VPB (+2,5%), GAS (+1,3%), SAB (+1,1%), FPT (+0,7%), PLX (+0,3%) và GVR (+0,2%). Ở chiều ngược lại, có đến 23 mã đóng cửa với sắc đỏ như SSI (-4,3%), STB (-4,1%), HPG (-2,9%), VHM (-2,9%), VIB (-2,6%) …
Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, tỷ lệ nợ xấu đã lên 3,56% đến cuối tháng 7/2023. Với tỷ lệ này, số dư nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 7 là hơn 440.000 tỷ đồng (đã bao gồm cả 5 nhà băng đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt).
Nếu loại trừ 5 ngân hàng này ra, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các nhà băng hiện ở mức 1,92%. Nếu tính nợ xấu nội bảng cộng thêm các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống tổ chức tín dụng (gồm các khoản được giữ nguyên nhóm, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...), tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 6,16% (tương đương 768.000 tỷ đồng).
Các cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chình trước những thông tin trên STB (-4,13%), TPB (-2,61%), VIB (-2,58%), BID (-2,00%)... ngoại trừ VPB (+2,51%) nhờ thông tin chia cổ tức bằng tiền mặt.
Đà giảm lan rộng ở nhiều nhóm ngành như: chứng khoán (SSI, VCI, VND…, ngoại trừ VDS tăng 3,53% nhờ KQKD 9 tháng vượt 18% kế hoạch cả năm), thép (HPG, HSG, NKG…), bất động sản (VHM, NVL, DXG...), thủy sản (VHC, IDI, CMX…), ngân hàng (BID, VCB, TCB…), xây dựng (HHV, FCN…) là các nhân tố chính kiềm hãm đà tăng của chỉ số.
Ngược dòng thị trường là nhóm dầu khí, phân bón, công nghệ… là những nhóm giữ sắc xanh khá tốt. Nổi bật nhất so với thị trường chung là nhóm dầu khí, VIP (+6,84%), PVP (+3,27%), PDV (+2,73%), PVC (+2,72%) GSP (+2,57%), PVS (+2,01%)...
Khối ngoại bán ròng nhiều phiên liên tiếp, với giá trị phiên nay hơn 827 tỷ đồng trên sàn HSX, tập trung bán ròng ở các mã: MWG (- 141 tỷ), FPT (-93 tỷ), VPB (-67 tỷ)… Ngược lại, mua ròng ở các mã: VNM (+19 tỷ), DGW (+14 tỷ), VCB (+13 tỷ)...
-
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững