Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Áp lực xuất khẩu bình quân 20,45 tỷ USD/tháng trong nửa cuối năm
Thế Hải - 09/07/2018 13:10
 
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, để đạt mục tiêu xuất khẩu cho cả năm, theo Bộ Công Thương, việc đạt mức xuất khẩu bình quân 20,45 tỷ USD/tháng cho 6 tháng cuối năm là một thách thức rất lớn trong bối cảnh thị trường thế giới còn nhiều biến động khó lường.
Bộ Công Thương nhận định, Việc đạt mức xuất khẩu bình quân 20,45 tỷ USD/tháng cho 6 tháng cuối năm là một thách thức rất lớn trong bối cảnh thị trường thế giới còn nhiều biến động khó lường
Bộ Công Thương nhận định, việc đạt mức xuất khẩu bình quân 20,45 tỷ USD/tháng cho 6 tháng cuối năm là một thách thức rất lớn trong bối cảnh thị trường thế giới còn nhiều biến động khó lường

Sáng nay, 9/7, Bộ Công Thương đã tổ chức sơ kết hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 của ngành Công Thương. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, với 20 ngành hàng lọt top có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương,  6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 48% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 33,1 tỷ USD, tăng 19,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 80,9 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ .

Tính đến hết tháng 6 năm 2018, đã có 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (22,5 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,45 tỷ USD), hàng dệt, may (13,42 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,8 tỷ USD), giày dép các loại (7,79 tỷ USD), rau quả (hơn 2 tỷ USD), thủy sản (gần 4 tỷ USD), gạo (1,84 tỷ USD).

Cả nước xuất siêu khoảng 2,7 tỷ USD, chiếm gần 2,4% kim ngạch xuất khẩu. Khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu 14,6 tỷ USD; nếu kể cả dầu thô, khu vực FDI xuất siêu 15,7 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 12,9 tỷ USD.

Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các Hiệp định thươn mại (FTA) đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 9,2%, EU tăng 12,3%, Trung Quốc tăng 28%, Hàn Quốc tăng 31,8%, ASEAN tăng 17,4%,…

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường tiềm năng cũng ghi nhận đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung như: Ấn Độ tăng 96,6%, Irắc tăng 27,9%, Ukraina tăng 21,1%,

6 tháng cuối năm, xuất khẩu được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đáng lưu ý là những khó khăn đến từ việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ, quy định tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe khiến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trên các thị trường nhập khẩu, như cảnh báo thẻ vàng của EU đối với thủy sản, mức thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ áp dụng đối với cá tra; chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ; tình trạng truyền thông bôi nhọ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại một số nước (cá tra ở EU, hạt điều ở Ấn Độ…).

Bộ Công Thương dự báo, để hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cho cả năm 2018, việc đạt mức xuất khẩu bình quân 20,45 tỷ USD/tháng cho 6 tháng cuối năm là một thách thức rất lớn trong bối cảnh thị trường thế giới còn nhiều biến động khó lường. Điều này đòi hỏi nỗ lực không chỉ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan và cả cộng đồng doanh nghiệp.

Đơn cử, dù xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng khá trong 6 tháng 2017, nhưng dấu hiệu giảm giá của một số mặt hàng là điều đáng lo ngại, cà phê có giá giảm 14,2% khiến kim ngạch giảm 6% dù lượng tăng 9,6%; giá hạt tiêu giảm 39,3% làm kim ngạch giảm 35,7% dù lượng tăng 5,9%; giá cao su giảm 21,3% làm kim ngạch giảm 8,3% dù lượng tăng 16,6%.

Tính chung cả nhóm nông sản, thủy sản (không kể hai mặt hàng không thống kê về lượng xuất khẩu), giá xuất khẩu giảm đã làm kim ngạch giảm 431 triệu USD, trong khi lượng xuất khẩu tăng góp phần kim ngạch tăng 860 triệu USD.

Được lợi nhờ giá tăng, thu gần 4 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản
6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 4 tỷ USD, tăng hơn 12%, so với cùng kỳ 2017, trong đó có tác động tích cực từ giá xuất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư