
-
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
-
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ
-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025
![]() |
Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc vào ngày 4/8/2019.
Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.
Vào ngày 18/3/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 881/QĐ-BTC về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bột ngọt.
Sau giai đoạn điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương tiếp tục thu thập các thông tin nhằm xem xét và đánh giá kỹ lưỡng các yêu tố thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc và Indonesia cũng như các tác động, ảnh hưởng của sản phẩm bột ngọt đối với ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.
Kết quả điều tra theo quy định của WTO và Luật Quản lý Ngoại thương cho thấy hàng nhập khẩu bán phá giá đang đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Cơ quan điều tra cũng xác minh biên độ phá giá cụ thể của các doanh nghiệp Trung Quốc và Indonesia để đề xuất mức thuế chống bán phá giá tương ứng.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá cao nhất trong kết luận điều tra chính thức không thay đổi so với Kết luận sơ bộ, ở mức 6.385.289 đồng/tấn.
Do thuế tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt đã hết hạn từ ngày 25/3/2020, việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở mức trên là phù hợp với diễn biến thị trường; đồng thời giảm thiểu tác động đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất bột ngọt trong nước từ lượng hàng nhập khẩu bán phá giá.
Biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định 1933/QĐ-BCT có hiệu lực.
Hàng năm, các bên liên quan có thể nộp hồ sơ yêu cầu Bộ Công Thương tiến hành điều tra, rà soát lại vấn đề phạm vi sản phẩm, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà xuất khẩu mới hoặc mức thuế hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.

-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025 -
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững -
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp -
Hòa Phát đầu tư dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao của Tập đoàn Primetals -
Hải quan tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ doanh nghiệp
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025