Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 01 tháng 12 năm 2024,
Áp trần lãi suất cho vay sẽ có lợi
Hà Tâm - 20/04/2013 06:36
 
TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, với mức chênh lệch quá lớn giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động hiện nay, NHNN nên xem xét bỏ trần lãi suất huy động, đồng thời áp trần lãi suất cho vay. >>> >>> 
files/2013/04/20/ap-tran-lai-suat-cho-vay-se-co-loi-1.jpg
TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Ông đánh giá thế nào về tốc độ giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay thời gian qua?

Điều hành lãi suất của NHNN thời gian gần đây đã theo sát diễn biến của lạm phát. Đó là dấu hiệu tốt. Trên cơ sở lãi suất điều hành giảm, các ngân hàng cũng đã điều chỉnh lãi suất cho vay. Việc giảm lãi suất này không chỉ để thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, mà còn phản ánh đúng thực tế thị trường tiền tệ và lạm phát.

Tuy nhiên, thực tế là, lãi suất cho vay đã không giảm nhanh, kịp thời, đồng bộ với lãi suất huy động. Biểu hiện là, lãi suất cho vay bình quân chưa giảm được bao nhiêu, đặc biệt là các khoản vay cũ; chênh lệch giữa bình quân lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn ở mức rất cao.

Trong khi đó, để thực hiện mục tiêu cứu sản xuất, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh mà Chính phủ đề ra, thì phải giảm lãi suất cho vay, chứ không phải là giảm lãi suất huy động. Do đó, thời điểm này, để cứu sản xuất, việc áp dụng trần lãi suất cho vay là rất cần thiết, còn trần lãi suất huy động có thể bỏ.

Nhiều ngân hàng cho rằng, áp dụng trần lãi suất cho vay là không hợp lý, vì sự phân hóa lãi vay phản ánh được mức độ rủi ro của từng khoản vay. Vậy theo ông, đâu là những mặt lợi, mặt hại khi áp trần lãi suất cho vay?

Các ngân hàng thương mại phải kiểm soát tốt quy trình thẩm tra cho vay vốn, chứ không thể cho vay tùy tiện. Nếu ngân hàng làm nghiêm, rủi ro sẽ không lớn.

Việc áp dụng trần lãi suất sẽ có hai cái lợi. Thứ nhất, mục tiêu cứu sản xuất sẽ thực hiện được. Thứ hai, các ngân hàng sẽ cạnh tranh lành mạnh hơn. Theo đó, ngân hàng nào có uy tín, dù lãi suất huy động thấp, dân vẫn gửi tiền vào, nhờ vậy sẽ kinh doanh hiệu quả. Còn với ngân hàng yếu kém, họ không thể nâng quá mạnh lãi suất huy động, vì như vậy sẽ làm ăn thua lỗ, mà buộc phải cải thiện bằng cách nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ…

NHNN đã áp dụng trần lãi suất 11%/năm với 5 lĩnh vực ưu tiên. Theo ông, có nên đưa ra nhiều loại trần lãi suất?

Trần lãi suất thì chỉ có một, áp dụng chung cho toàn thị trường. Riêng với lĩnh vực ưu tiên, có thể đưa ra mức ưu đãi hơn. Với lãi suất huy động 7,5%/năm hiện nay, tôi cho rằng, lãi suất cho vay khoảng 10,5%/năm là phù hợp.

Ở nhiều nước trên thế giới, lãi suất huy động - cho vay chỉ chênh lệch 2,5 - 3%. Ở nước ta, do chất lượng tín dụng chưa tốt, nhiều ngân hàng vẫn còn một lượng khá lớn vốn huy động trước đây với lãi suất cao, nên có thể để trần lãi suất cho vay cao hơn. Mức trần này phải được thay đổi linh hoạt.

Trong điều kiện hiện nay, NHNN nên áp dụng trần lãi suất cho vay bao nhiêu là phù hợp, thưa ông?

Để đưa ra được con số hợp lý, trước hết, NHNN cần thống kê cơ cấu huy động vốn lãi suất trung bình hiện nay và chi phí hợp lý của các ngân hàng. Trần lãi suất quá cao sẽ không có tác dụng với thị trường, còn trần lãi suất quá thấp sẽ khiến ngân hàng không thể kinh doanh được.

Ngân hàng không thích áp trần lãi suất cho vay
Trên thực tế, lãi suất cho vay đang cao gấp đôi lãi suất huy động.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư