Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bà Lê Thị Kim Chi, Group CEO của Apollo English
"Apollo English đột phá với hệ thống đào tạo công dân toàn cầu"
M.H - 24/11/2017 07:28
 
Mang ý nghĩa về một thế hệ quảng giao, hiểu biết và có ý thức trách nhiệm tốt hơn với môi trường, cuộc sống cũng như thế giới quan rộng lớn, Công dân toàn cầu đang dần trở thành từ khóa quan trọng trong lộ trình định hướng tương lai cho trẻ em trong thời buổi hiện đại.
Bà Lê Thị Kim Chi
Bà Lê Thị Kim Chi

Vì sao Apollo lại đặt sứ mệnh đào tạo công dân toàn cầu, thưa bà?

Sứ mệnh này xuất phát từ tư duy tiến bộ của những người đứng đầu. Ông Khalid Muhmood và bà Arabella Peters, hai nhà đồng sáng lập Apollo, là những nhà giáo dục có tư duy tiến bộ, từng được nhận huy chương của Nữ hoàng Anh và bằng khen của Bộ Giáo dục Việt Nam vì những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Ông Khalid Muhmood cũng là khách mời danh dự và là người điều phối tham luận với các chuyên gia đầu ngành tại hội nghị APEC 2017 diễn ra tuần qua tại Đà Nẵng.

Các thành viên trong Hội đồng quản trị Apollo là những chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực giáo dục và CEO các tập đoàn toàn cầu như ông Graeme Davies, cựu hiệu trưởng Đại Học London; ông Dugie Camero, từng là Chủ tịch của Pearson châu Á - Thái Bình Dương, nhà xuất bản giáo dục lớn trên thế giới.

Đội ngũ quản lý và nhân viên của Apollo học hỏi về sứ mệnh đào tạo công dân toàn cầu từ tư duy của hai nhà sáng lập và hội đồng quản trị. Từ đó, chúng tôi cùng nỗ lực cho sứ mệnh đào tạo các học viên tự tin và thông thạo tiếng Anh cùng các kỹ năng thiết yếu thế kỷ 21, để các em sẽ thành công trong học tập lẫn cuộc sống và sự nghiệp, mang lại thịnh vượng cho bản thân, gia đình và góp phần làm thế giới tốt đẹp hơn.

Phải chăng Hệ thống Đào tạo công dân toàn cầu Apollo (AGLS) cũng được định hướng bởi các nhà sáng lập, hội đồng quản trị và đội ngũ quản lý cấp cao của Apollo?

Đúng vậy. AGLS bổ sung chuyên sâu hơn kiến thức mọi mặt về thế giới, nhiều nội dung học tiếng Anh qua môn học kết hợp bộ kỹ năng thành công của thế kỷ 21 và các bài tập rèn luyện kỹ năng thi cử để học viên đạt thành tích tốt nhất trong các kỳ thi ngôn ngữ. Ngoài việc tạo ra sự thịnh vượng cho bản thân, gia đình và quốc gia chúng tôi cũng mong muốn học viên của mình ý thức được việc bảo vệ thế giới và môi trường sống cho các thế hệ tương lai. Đó là trách nhiệm của công dân toàn cầu để phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và các thế hệ kế tiếp.

Vì sao Apollo chọn hợp tác với National Geographic trong chương trình quan trọng này?

Vì chúng tôi nhận thấy nét tương đồng về tầm nhìn và sứ mệnh của National Geographic so với Apollo, đó là cùng mong muốn đào tạo công dân toàn cầu. National Geographic đầu tư khá chỉn chu về phương pháp, nội dung cho đến hình ảnh.

Sau hai năm nghiên cứu và làm việc với nhiều nhà xuất bản lớn trên thế giới, chúng tôi quyết định hợp tác với National Geographic (thuộc Tập đoàn xuất bản Cengage) để phát triển giáo trình Apollo World. Các chuyên gia và giáo viên của chúng tôi khi nghiên cứu bộ giáo trình đều cảm thấy rất hào hứng để giới thiệu đến các học viên. Đây là yếu tố quan trọng để ban giám đốc quyết định chọn hợp tác với National Geographic.

Với sự đầu tư khá công phu cả về hai phía đối tác, AGLS hẳn là có nhiều đặc điểm nổi bật?

AGLS là hệ thống hoàn thiện, có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn so với trước đây nhưng tựu trung là ba yếu tố then chốt. Thứ nhất là khả năng tiếng Anh thông thạo. Không dừng ở việc phát triển kỹ năng giao tiếp và luyện thi, chúng tôi còn chú trọng việc cung cấp kiến thức thực tế về thế giới và phát triển khả năng tư duy bằng tiếng Anh. Điều này giúp học viên tự tin trong giao tiếp và thuyết phục người đối diện không chỉ ở khả năng phát âm chuẩn mà còn ở nền tảng kiến thức khoa học, hiểu biết về thế giới và những vấn đề toàn cầu.

Thứ hai là bộ kỹ năng mềm cho thành công trong thế kỷ 21. Điểm độc đáo là chúng tôi không dạy về tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp, tư duy sáng tạo một cách riêng biệt mà được lồng ghép tự nhiên và hiệu quả vào các nội dung, hoạt động trên lớp. Học sinh là trung tâm và giáo viên sẽ là người dẫn dắt, khơi gợi tiềm năng và sự hứng thú học tập của các em.

Thứ ba là sự thành công trong học tập. Apollo là người tiên phong trong phương pháp dạy tiếng Anh thông qua môn học. Với AGLS, chúng tôi bổ sung nhiều hơn các nội dung này và chúng tôi tăng cường các nội dung phù hợp với các bài thi ngôn ngữ để đảm bảo các em không chỉ thành công trong cuộc sống sau này mà còn luôn có thành tích học tập tốt nhất khi còn ở trên ghế nhà trường.

Bà Lê Thị Kim Chi tại Apollo 2nd workshop 2017 cùng Ông Khalid Muhmood và Bà Arabella Peters (trái), ông Dugie Cameron (phải)
Bà Lê Thị Kim Chi tại Apollo 2nd workshop 2017 cùng Ông Khalid Muhmood và Bà Arabella Peters (trái), ông Dugie Cameron (phải)

Nghe có vẻ học viên sẽ phải học tập khá vất vả…?

Không đâu. AGLS không làm cho việc học của học viên trở nên nặng nề hơn mà ngược lại, các em sẽ thấy hứng thú hơn vì nội dung học sôi động trên lớp cùng những buổi ngoại khoá bổ ích. Các em sẽ được học trong một môi trường được đầu tư phương tiện giảng dạy tiên tiến nhất như bảng tương tác, app online, cổng portal trực tuyến kết nối phụ huynh.

Ngoài ra, chúng tôi luôn tự hào là đội ngũ giáo viên và nhân viên giỏi và yêu trẻ. Nhờ tình yêu này với Apollo và niềm tin vào sứ mệnh đào tạo công dân toàn cầu mà tập thể Apollo luôn có động lực để kết nối và phấn đấu vì sứ mệnh chung. Hằng tháng, Apollo tổ chức các buổi workshop và các khoá training nội bộ để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho giáo viên và nhân viên.

Riêng với AGLS, chúng tôi còn kết hợp thêm với National Geographic để thực hiện “training tour” đào tạo cho toàn bộ giáo viên và nhân viên về chương trình mới. Sắp tới, chúng tôi sẽ phát triển Apollo Academy như một cam kết cao hơn về việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nội bộ và phát triển nghề nghiệp cho mọi giáo viên và nhân viên ở Apollo.

Hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, đặc biệt với sự ra đời của AGLS, bà có dự đoán gì về sự thay đổi trong tư duy giáo dục trong tương lai của Việt Nam?

Tôi nhận thấy Việt Nam đang có những bước tiến nhanh ở đa dạng các lĩnh vực. Sự tăng trưởng về giáo dục cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Một điểm dễ thấy là phụ huynh Việt Nam đầu tư rất nhiều cho giáo dục của con cái và trẻ em Việt thì thông minh và học giỏi.

Tại Apollo English, bà Lê Thị Kim Chi đã góp phần dẫn dắt hai thương hiệu chuyên biệt là Apollo Junior (Anh văn thiếu nhi) và Apollo 360o (Anh văn người lớn)
Tại Apollo English, bà Lê Thị Kim Chi đã góp phần dẫn dắt hai thương hiệu chuyên biệt là Apollo Junior (Anh văn thiếu nhi) và Apollo 360o (Anh văn người lớn)

Theo thang điểm PISA xếp hạng học sinh các quốc gia do OECD công bố năm 2015 dựa trên ba môn Toán, Khoa học và Đọc hiểu, Việt Nam đứng thứ 8. Nếu có cơ hội cải thiện Tiếng Anh, chắc chắn các em sẽ còn vươn xa hơn nữa. Và Apollo mong muốn được góp phần giúp học sinh Việt Nam thông thạo tiếng Anh, phát triển kỹ năng thiết yếu thế kỷ 21 để thành công trong bối cảnh toàn cầu.

Xin chia sẻ thêm là năm nay, Apollo là tổ chức giáo dục duy nhất của Việt Nam được bầu chọn vào vòng chung kết của EducationInvestor Awards uy tín của Vương Quốc Anh. Chúng tôi cũng vừa được giải thưởng của Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (Amcham) về Trách nhiệm xã hội. Các giải thưởng không phải là mục tiêu phấn đấu của Apollo nhưng đó là niềm tự hào của toàn đội ngũ khi bước đi trên hành trình đúng đắn.

Tôi thường nói nhân viên là thế giới có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian tới nhưng có một điều bất biến, đó là phụ huynh luôn mong điều tốt nhất cho con mình. Do đó, chúng ta không được phép tự mãn về sự tín nhiệm của phụ huynh cũng như niềm yêu thích của học viên. Với Apollo, chúng tôi muốn mình trở thành người dẫn đầu xu thế, mang lại những điều tốt nhất cho học viên. Và sứ mệnh mà chúng tôi không ngừng nỗ lực là đào tạo công dân toàn cầu để mang lại sự thịnh vượng cho học viên, gia đình vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Xin cảm ơn bà về buổi trò chuyện!

Công dân toàn cầu – tương lai chung của mọi đứa trẻ
Áp lực phải học giỏi mới được khen, phải làm trước bài tập để còn đuổi kịp các bạn, những chữ “phải” dường như đang thiêu rụi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư