
-
Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
Honda Việt Nam: Vững ngôi vương và nỗ lực xanh hóa
-
Skoda Kushaq lắp ráp tại Việt Nam có giá từ 599 triệu đồng
-
V-Green và VietinBank ký kết hợp tác, đồng hành phát triển hạ tầng trạm sạc ô tô điện VinFast
-
Cảnh báo thủ đoạn giả danh Cục Đăng kiểm Việt Nam -
Người dùng VinFast thích “mua đứt” xe kèm pin vì chính sách giá cực tốt
VinFast là động lực chính của công nghiệp xe điện Việt Nam
Đó chính là bình luận trên trang ASEAN Today khi đánh giá về ngành công nghiệp xe điện và sản xuất pin khu vực Đông Nam Á. Có thể thấy, lĩnh vực này đang trên đà phát triển nhanh chóng khi các nhà sản xuất trong khu vực như VinFast của Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất.
Khi kinh tế một số quốc gia Đông Nam Á dần phục hồi sau tác động kinh tế của COVID-19, ngành công nghiệp xe điện và sản xuất pin của khu vực dường như đã sẵn sàng để tăng trường, bất chấp hạn chế về cơ sở hạ tầng vẫn là một thách thức lớn. Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu trạm sạc.
![]() |
VinFast VF33 – Mẫu SUV thuộc phân khúc E dự kiến đến tay người tiêu dùng Mỹ vào quý II/2022. |
Vào tháng 1/2021, VinFast công bố 3 dòng xe SUV điện thông minh có khả năng tự hành cấp độ 2-3 mang tên VF31, VF32 và VF33, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo với những tính năng thông minh vượt trội. VinFast cũng đang triển khai lắp đặt hệ thống trạm sạc trên khắp cả nước với mục tiêu có hơn 40.000 cổng sạc cho xe máy điện và ô tô điện vào cuối năm nay. Trong đó, mẫu VF32 và VF33 của VinFast sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Canada và châu Âu bắt đầu từ tháng 6/2022.
“Đây là cơ sở vững chắc để VinFast hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu – trở thành hãng xe điện công nghệ cao được ưa chuộng trên thế giới, góp phần phát triển giao thông xanh và giảm thiểu khí thải trên trái đất”, VinFast cho biết trong thông cáo báo chí chính thức của hãng.
Xe điện – “miếng bánh” thu hút nhà đầu tư ngoại
Bất chấp COVID-19, đầu tư nước ngoài vào xe điện vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tại Indonesia, ngành công nghiệp xe và sản xuất pin là nguồn thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân do Indonesia là nước có trữ lượng niken (kim loại trong công nghiệp chế tạo pin) lớn nhất thế giới, chiếm 23% trữ lượng toàn cầu.
Tesla đang hoàn thành các bước cuối cùng để đầu tư vào Indonesia. Cụ thể, Tesla muốn xây dựng một nhà máy sản xuất pin ô tô điện tại Indonesia, tận dụng nguồn niken tại đây. Dự án này sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai phía, do vậy, quốc gia Đông Nam Á này đang đặt nhiều kì vọng vào dự án này.
![]() |
Trạm sạc nhanh của Tesla đang dần phủ sóng khu vực Đông Nam Á. |
Tháng 12/2012, Indonesia bắt tay với Tập đoàn LG của Hàn Quốc, ký kết thỏa thuận đầu tư dự án sản xuất pin lithium cho xe điện ở Indonesia với tổng vốn lên đến 9,8 tỷ USD. Thỏa thuận này là một trong những nỗ lực đầu tiên trên thế giới nhằm tích hợp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất pin.
Indonesia cũng có kế hoạch tương tự với Công ty Công nghệ Đương đại Amperex của Trung Quốc (CATL).
Ngoài xuất khẩu, những lô pin đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng trên xe buýt của Thủ đô Jakarta khi thành phố này nỗ lực chuyển sang sử dụng xe điện vào năm 2027.
Tại Thái Lan, Nissan đầu tư rất nhiều vào kế hoạch biến nước này thành trung tâm sản xuất xe điện của Đông Nam Á. Nhà sản xuất Nhật Bản cũng đang phát triển công nghệ sạc điện không dây cho xe điện, một phần vì các nước Đông Nam Á có rất ít các trạm sạc cho phương tiện này.
Thái Lan hiện đặt mục tiêu sản lượng xe điện đạt mức 30%, tương đương 750.000 xe, vào năm 2030. Các khoản đầu tư từ GWM vào Nissan được kỳ vọng sẽ giúp họ đạt được tham vọng này. Dù vậy, số lượng xe điện ở xứ chùa vàng vẫn còn rất thấp, chỉ hơn 2.000 xe vào năm 2020.
Xe máy điện cũng sẽ phát triển mạnh ở Đông Nam Á
Ở Mỹ, các nhà sản xuất xe hơi và chính phủ cho tới nay vẫn chưa sản xuất được dòng xe điện giá cả phải chăng phục vụ cho phần lớn dân số. Các phương tiện thân thiện với môi trường thường đi kèm với chi phí khá cao.
Trong khi đó, theo số liệu của Pew Research từ năm 2014, ở hầu hết các thị trường Đông Nam Á, hơn 80% hộ gia đình ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam sở hữu một chiếc xe tay ga hoặc xe gắn máy. Do đó, thị trường xe máy điện cũng được dự báo tăng trưởng nhanh trong những năm tới tại khu vực.
Với các thông tin tích cực tới từ Việt Nam, Thái Lan hay Indonesia, Đông Nam Á sẽ sớm chứng kiến sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe điện và sản xuất pin sau khi vượt qua các tác động kinh tế thời kỳ hậu COVID-19.

-
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về lệ phí trước bạ -
Honda Việt Nam đạt mốc 40 triệu xe máy xuất xưởng tại Việt Nam -
Skoda Kushaq lắp ráp tại Việt Nam có giá từ 599 triệu đồng -
V-Green và VietinBank ký kết hợp tác, đồng hành phát triển hạ tầng trạm sạc ô tô điện VinFast -
Cảnh báo thủ đoạn giả danh Cục Đăng kiểm Việt Nam -
Người dùng VinFast thích “mua đứt” xe kèm pin vì chính sách giá cực tốt -
Honda bắt tay VietnamPost trên đường đua giao hàng xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower