Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Ba dự luật về đầu tư, kinh doanh: Một số vấn đề lớn chưa thể "chốt"
Nguyễn Lê - 18/05/2020 21:18
 
Cập nhật tiến độ, tiếp thu, chỉnh lý đến chiều 18/5, Văn phòng Quốc hội cho biết một số vấn đề lớn của các dự thảo Luật PPP, Đầu tư (sửa đổi) và Doanh nghiệp (sửa đổi) vẫn đang để hai phương án.

Cập nhật tiến độ, tiếp thu, chỉnh lý đến chiều 18/5, Văn phòng Quốc hội cho biết một số vấn đề lớn của các dự thảo Luật PPP, Đầu tư (sửa đổi) và Doanh nghiệp (sửa đổi) vẫn đang để hai phương án.

Đây đều là những dự án luật đã được Quốc hội thảo luận ở kỳ họp thứ 8, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9 khai mạc vào ngày 20/5 tới.

Hai phương án chia sẻ rủi ro tại Luật PPP

Dự thảo Luật PPP trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 11 chương, 105 điều. Về lĩnh vực đầu tư dự án PPP, tiếp thu ý kiến của các các đại biểu, quy định này đã được bổ sung, chỉnh lý theo hướng chỉ những lĩnh vực đầu tư công do Nhà nước chịu trách nhiệm nhưng doanh nghiệp không làm được hoặc không đủ khả năng để làm mới áp dụng hình thức PPP, có sự hỗ trợ của Nhà nước như giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư.

.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về Dự kiến nội dung Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.

Về quy mô đầu tư dự án PPP, đối với những công trình đầu tư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và lĩnh vực y tế, giáo dục thì tổng mức đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng; các dự án khác không thấp hơn 200 tỷ đồng.

Với cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, dự thảo Luật đưa ra 2 phương án để Quốc hội thảo luận. Phương án 1: Khi tăng hoặc giảm doanh thu thì chia sẻ theo tỷ lệ 50/50. Phương án 2: Khi doanh nghiệp bị thua lỗ mà xuất phát từ nguyên nhân do Nhà nước thay đổi quy hoạch, chính sách pháp luật thì Nhà nước hỗ trợ bù lỗ không quá 50% số lỗ, khi doanh nghiệp phát sinh lãi lớn hơn phương án dự kiến thì Nhà nước được hưởng 50% số lãi tăng thêm.

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: chưa chốt cấm hay không

Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua gồm 7 chương với 81 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu tại kỳ họp thứ 8 và phiên họp Thường vụ thứ 43, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã được chỉnh lý, hoàn thiện thêm một bước.

Bên cạnh những quy định được tiếp thu, sửa đổi thì vẫn có những vấn đề được tiếp tục trình xin ý kiến Quốc hội, liên quan đến nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; việc cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ...

Về nội dung cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ (điều 6), dự thảo Luật đề xuất 2 phương án. Phương án 1: tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” tại điểm h khoản 1 Điều 6 mà quy định tại danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Luật hiện hành, và bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.

Phương án 2:  giữ  như quy đinh như tại dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, theo đó cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ban hành luật riêng cho hộ kinh doanh?

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này gồm 10 chương với 219 điều, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty và hộ kinh doanh.

Dự thảo lần này cũng quy định về khái niệm doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần có quyền biểu quyết với tỷ lệ chi phối trong doanh nghiệp. Đồng thời không quy định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có quyền phát hành trái phiếu riêng lẻ tại dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) để bảo đảm không gây rủi ro, làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và sự an toàn của thị trường tài chính.

Các vấn đề lớn tiếp tục được xin ý kiến của các Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 gồm: phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp, về quyền của cổ đông phổ thông, về các hành vi bị cấm.

Đối với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật đưa ra hai phương án để xin ý kiến Quốc hội. Phương án 1: Nhất trí đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. còn khương án 2: Đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.

Luật hoá hộ kinh doanh: "Không nhất thiết phải cầu toàn"
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, luật hoá quy định hộ kinh doanh, có lợi cho nền kinh tế, khơi thông nguồn lực để đóng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư