-
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm
Trong quý IV/2014, chúng tôi dự báo chỉ số VN-Index sẽ đạt mốc 630 - 650 điểm vào cuối quý I/2015. Hai tháng đầu năm nay, dường như điều này đã trở thành sự thật. VN-Index tăng từ mốc 542 điểm lên trên 600 điểm trong tuần đầu tiên của tháng 3 và dường như có đủ sức bật để tiếp tục đi lên. Nhưng tháng 3/2015 lại trở thành một tháng buồn cho chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index đánh mất gần như toàn bộ những nỗ lực tăng điểm của quý I. Kết thúc quý I/2015, VN-Index dừng ở mốc 550 điểm, tăng 1% so với thời điểm đầu năm.
Nguyên nhân giúp VN-Index tăng điểm trong tháng 1 là nhờ cổ phiếu GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam) và các cổ phiếu ngân hàng. Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường là Chỉ số Sản xuất công nghiệp (PMI) đạt mức cao 52,7. Đây là tháng thứ 19 liên tiếp PMI cao hơn 50, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất.
Ngày 7/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phá giá tiền VND 1%. Việc này vẫn nằm trong hạn mức đã định của NHNN, nhưng đến sớm hơn kỳ vọng của nhiều người. Mặc dù dường như không ảnh hưởng tới chứng khoán, nhưng VN-Index đã tăng từ 552 điểm vào thời điểm công bố lên mức 570 điểm trong vài ngày.
Giữa tháng 1, thị trường bắt đầu nhịp điều chỉnh đầu tiên khi NHNN bác tin đồn về việc loại bỏ hay hoãn Thông tư 36. Sự lạc quan được khôi phục lại đôi chút khi lãi suất cho vay được cắt giảm, nhưng khi Thông tư 36 chính thức có hiệu lực (ngày 2/2), VN-Index đã quay đầu giảm còn 557 điểm ngay ngày hôm sau do giá các cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh.
Doanh thu bán lẻ ở mức cao, cùng với những đồn đoán tích cực về việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam đã giúp tạo động lực qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để VN-Index có thể đóng cửa ở ngưỡng 587 điểm. Tâm lý tích cực được duy trì khi các nhà đầu tư quay trở lại sau kỳ nghỉ, một phần vì tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng, Fed có thể không tăng lãi suất trong những tháng tới và thông tin công bố thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã giảm xuống còn 3,6% GDP. Những yếu tố này đẩy VN-Index gần như phá ngưỡng 600 vào ngày 5/3 và khi đó, chúng tôi lạc quan cho rằng, ngưỡng 630 có thể đạt được vào cuối quý I/2015. Tuy nhiên, sau đó, mọi việc bắt đầu trở nên tồi tệ.
Có 3 yếu tố khiến VN-Index sụt giảm hơn 8%, xuống còn 550 điểm trong vòng chưa đầy một tháng gồm: tỷ giá VND/USD, Thông tư 210/2012/TT-BTC và việc GAS không thực hiện đầy đủ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ.
Thứ nhất, tỷ giá VND/USD. Khi VN-Index đang đạt mức đỉnh, các chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam đưa ra khuyến nghị rằng, NHNN nên phá giá VND một lần nữa. Nguyên nhân do đồng USD đang trở nên mạnh hơn so với các loại tiền tệ khác trên thế giới, vì vậy, nếu duy trì tỷ giá ở mức 21.458 VND/USD đồng nghĩa với việc VND lên giá so với các loại ngoại tệ đó, thì không có lợi cho xuất khẩu. Hơn nữa, lãi suất VND đang giảm, trong khi giá xăng dầu tăng, cho thấy lạm phát sẽ trở lại. Các yếu tố vĩ mô cho thấy, giá trị của VND cũng cần được điều chỉnh giảm.
Thứ hai, Thông tư 210. Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 210 về thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra lấy ý kiến các thành viên của thị trường đến cuối tháng 4/2015. Dự thảo quy định các nguồn vốn mà công ty chứng khoán được phép huy động cũng như phạm vi sử dụng vốn. Các điều khoản sửa đổi nhằm đưa hoạt động của các công ty chứng khoán gần hơn với chuẩn mực quốc tế.
Thứ ba, ngày 6/1/2015, GAS thông báo sẽ dành một khoản tiền từ quỹ đầu tư và phát triển để mua lại gần 10 triệu cổ phiếu với mức giá tối đa 100.000 đồng/cổ phiếu trong quý I/2015. Giá cổ phiếu tăng theo phản ứng với thông tin trên từ 68.000 đồng lên 80.000 đồng/cổ phiếu, tăng 17,6% trong vòng một tuần. Cuối tháng 3/2015, GAS tuyên bố đã mua lại 600.000 cổ phiếu, tương ứng 12% khối lượng đã đăng ký. Công ty đã không thể hoàn thành mục tiêu đã thông báo, vì giá cổ phiếu GAS đã giảm 20% trong tháng 3.n
(*) Giám đốc khối Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank
-
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Dư nợ cho vay margin chứng khoán sẽ còn tăng trong năm 2025 -
Góc nhìn TTCK tuần 13-17/1: Nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024