
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp -
Lật tẩy đường dây lừa đảo tài chính xuyên quốc gia
Trong những năm qua, các làng nghề và nghề truyền thống là một phần văn hóa của tỉnh Bắc Ninh. Trong quá trình vận động của xã hội, các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề đang dần chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế, nhằm phù hợp với xu hướng phát triển. Những thay đổi này vừa mang lại thuận lợi, vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá trình phát triển.
Việc thúc đẩy làng nghề phát triển là điều cần thiết, là động lực quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
![]() |
Làng nghề giấy Phong Khê nhiều năm qua diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. |
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đang hiện diện chính là xu hướng phát triển thuần túy về kinh tế, coi nhẹ đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường, không bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và ổn định.
Chính vì vậy, nhiều vấn đề bất cập đã nảy sinh, nổi cộm là bài toán ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân, môi trường sinh thái kéo dài khó giải quyết.
Cùng với đó, một số làng nghề được xác định ô nhiễm trầm trọng nhiều năm cần giải quyết dứt điểm, như: Làng nghề tái sản xuất giấy Phong Khê; làng bún Khắc Niệm (tại TP. Bắc Ninh); làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá (huyện Yên Phong); làng nghề đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình); làng nghề tái chế thép Đa Hội (TP. Từ Sơn), Cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du), và một số làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề khác.
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã huy động cả hệ thống chính trị, các lực lượng cùng vào cuộc giải quyết, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề giấy Phong Khê, làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, cụm công nghiệp giấy Phú Lâm, với phương châm “không châm trước, không thoả hiệp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
![]() |
Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá đã chấp hành tháo dỡ, dừng hoạt động sau khi tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo quyết liệt. |
Theo thống kê, tại phường Phong Khê, có 195 cơ sở sản xuất giấy, hơi thương phẩm nằm trong khu dân cư; 130 cơ sở sản xuất nằm trong cụm công nghiệp. Từ năm 2022 trở về trước, tình trạng ô nhiễm nước thải, khí thải do các cơ sở sản xuất, tái chế giấy đã trở thành vấn nạn, bức tử môi trường tại đây.
Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đề án tổng thể bảo vệ môi trường giai đoạn 2019 - 2025, theo đó, yêu cầu tất cả các cơ sở tại phường Phong Khê phải sử dụng hơi thương phẩm, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn, nghiêm cấm xả thải ra môi trường. Thế nhưng, nhiều cơ sở vì lợi ích kinh tế cố tình vi phạm với rất nhiều thủ đoạn tinh vi.
Tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, ở thời điểm trước tháng 10/2024, mặc dù chính quyền địa phương đã tuyên truyền, nhắc nhở, thậm chí là xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thế nhưng, hầu hết các cơ sở tại đây vẫn không chấp hành. Có chủ cơ sở còn cho biết, mỗi ngày có thể cho ra vài tạ nhôm thành phẩm, dù biết độc hại, nhưng vẫn chấp nhận để đổi lấy kinh tế.
Không chỉ ô nhiễm không khí trầm trọng, vấn đề ô nhiễm chất thải tại đây cũng đã tồn tại từ nhiều năm nay. Ở vị trí giữa làng, là 1 bãi chất thải với hàng trăm nghì tấn xỉ thải.
Trong khi đó, tại Cụm công nghiệp Mẫn Xá (xã Văn Môn), các cơ sở tái chế, cô đúc nhôm tại đây cũng giống như trong làng nghề, lò cô đúc vẫn xả khí thải trực tiếp ra môi trường. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự hình thành của một “làng nghề Mẫn Xá thứ 2”.
Hệ luỵ về sự ô nhiễm tại hai làng nghề này đã rõ. Do đó, để tiến tới xoá bỏ các làng nghề gây ô nhiễm, năm 2024, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã có văn bản yêu cầu tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở, làng nghề này.
Theo đó, đối với các cơ sở sản xuất giấy, hơi thương phẩm, cơ sở tái chế, cô đúc nhôm nằm trong khu dân cư và ngoài cụm công nghiệp, đảm bảo các quy định của pháp luật, chỉ được hoạt động đến 31/12/2024. Đối với các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật, chỉ được hoạt động đến 31/12/2029.
Cùng với đó, dừng hoạt động cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá và các cơ sở sản xuất trong đó, do chưa đủ điều kiện hoạt động; tiến hành di chuyển tất cả các cơ sở tới địa điểm được phép hoạt động.

-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp -
Lật tẩy đường dây lừa đảo tài chính xuyên quốc gia -
TP.HCM: Tháng cao điểm phát hiện hàng tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nguồn gốc -
Đồng Nai: Buộc Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài nộp hơn 154 tỷ đồng -
Phát hiện vụ thẩm lậu 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế 7 tỷ đồng -
Không khởi tố hình sự liên quan tố cáo C.P. Việt Nam vi phạm an toàn thực phẩm -
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower