
-
Sự cố đường dây 500 kV khiến một số số nhà máy điện dừng đột ngột
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ
-
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Bộ Công an: Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ 30/4 và 1/5
-
Thái Bình: 98% cử tri ủng hộ sáp nhập tỉnh và tinh giản cấp xã
![]() |
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Quy chế này quy định về việc ứng phó sự cố chất thải xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm: Chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế hỗ trợ ứng phó, phục hồi môi trường, sự tham gia của cộng đồng dân cư và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quy chế này không điều chỉnh sự cố chất thải xảy ra trên biển. Việc ứng phó sự cố chất thải xảy ra trên biển được thực hiện theo quy định pháp luật về ứng phó sự cố hóa chất độc, ứng phó sự cố tràn dầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Bảo đảm an toàn cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng từ sự cố chất thải
Quyết định nêu rõ, sự cố chất thải là sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải trong quá trình phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, tái chế, thu hồi năng lượng, tiêu hủy chất thải.
Sự cố chất thải được phân cấp tương ứng với việc phân cấp sự cố môi trường quy định tại Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Sự cố chất thải cấp cơ sở; b) Sự cố chất thải cấp huyện; c) Sự cố chất thải cấp tỉnh; d) Sự cố chất thải cấp quốc gia.
Nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải là chủ động phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải;
Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố chất thải kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó;
Ứng phó sự cố chất thải được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và ba sẵn sàng (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả). Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố chất thải;
Bảo đảm các biện pháp an toàn cho lực lượng ứng phó sự cố chất thải và người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng từ sự cố chất thải;
Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí ứng phó sự cố chất thải, cải tạo, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố chất thải gây ra, trừ trường hợp Nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật.
Ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở
Người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở.
Người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để thực hiện các hoạt động sau đây:
Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã về việc ứng phó sự cố trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện sự cố.
Trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy phải thông báo ngay đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp xã nơi xảy ra sự cố hoặc Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện để được tổ chức ứng phó; bàn giao quyền chỉ huy cho Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện và chỉ đạo lực lượng ứng phó sự cố của cơ sở thực hiện theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện.
Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố chất thải
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây ra sự cố chất thải phải thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố chất thải trong phạm vi cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố chất thải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi môi trường.
Việc phục hồi môi trường sau sự cố chất thải cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố chất thải trên địa bàn;
Cơ quan chuyên môn được phân công, giao nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm tham mưu Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố chất thải cấp quốc gia.
Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh; phục hồi mặt bằng cư trú, sản xuất kinh doanh, môi trường tự nhiên đối với khu vực không có hệ sinh thái được bảo tồn; khôi phục một số đặc điểm chính của hệ sinh thái đối với khu vực có hệ sinh thái được bảo tồn.

-
Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải -
Bộ Tài chính cam kết cùng doanh nghiệp FDI xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch -
Thái Bình: 98% cử tri ủng hộ sáp nhập tỉnh và tinh giản cấp xã -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước -
Xem xét trình Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV -
Tôn vinh 60 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM -
Ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh