-
Tổng số người sử dụng internet đạt 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu -
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng
Nhiều đơn vị đã chuyển hướng bán sách online bằng nhiều hình thức khác nhau. |
Xuất bản truyền thống chống chọi khó khăn
Có mặt trên thị trường 12 năm, nhưng đây là lần đầu tiên, Thái Hà Books ghi nhận doanh thu bán sách trực tiếp suy giảm tới 60%. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử, đơn vị này tổ chức bán hoàn qua… livestream. Đó cũng là bức tranh toàn cảnh của thị trường xuất bản Việt Nam trong cơn bão Covid-19.
Theo bà Trần Phương Thảo, Giám đốc Thái Hà Books, từ tháng 1/2020 đến nay, lượng đơn hàng bán sách truyền thống tại hệ thống cửa hàng sách bán lẻ trực tiếp giảm khoảng 60%.
“Nếu tính trên tổng quy mô thì doanh thu của chúng tôi sụt giảm khoảng 40% trong tháng 3 và dự kiến giảm 60 - 80% trong mấy tháng tới”, bà Thảo cho biết.
Còn ông Nguyễn Hữu Hoạt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam cho biết, Covid-19 đã khiến hoạt động của hệ thống nhà sách Phương Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả hệ thống giảm khoảng 30% doanh số so với cùng kỳ năm ngoái. Các hiệu sách ở Hà Nội vẫn tiếp tục giảm doanh số, một số hiệu sách ở Huế, Đà Nẵng còn giảm tới 50% doanh số.
Theo số liệu mới nhất của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ đầu năm đến nay, doanh thu phát hành sách truyền thống của các đơn vị lớn như Fahasa, Nhân văn, Tiền phong, Tân Việt, Alpha, Nhã Nam, Đinh Tị, Đông A... giảm 30 - 40% so với cùng kỳ và dự kiến tiếp tục giảm sâu trong những tháng tới.
Cùng với đó, các sự kiện như Ngày Sách Việt Nam (21/4), hội sách, hội chợ, triển lãm, giao lưu để bán sách không thể thực hiện được, khiến các nhà xuất bản, các công ty sách, nhà sách, các đơn vị phát hành mất nguồn thu lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, lao động, duy trì hệ thống bán lẻ…, khiến khó khăn càng thêm chồng chất.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, trong tình cảnh khó khăn hiện nay, nhiều công ty, nhà xuất bản đã phải đối phó bằng các giải pháp tình thế như cắt giảm giờ làm, giảm lương, giảm thưởng và các phúc lợi khác.
Tuy nhiên, như thế là chưa đủ…
Cầu cứu mạng xã hội, Internet để bán sách
Trong khó khăn chồng chất đó, nhiều đơn vị đã chuyển hướng bán sách online bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trở lại với Thái Hà Books, đơn vị này đã tổ chức livestream, giao lưu trực tuyến nhằm giới thiệu cuốn sách “This is for you - Yêu thương mình bằng trái tim dịu dàng nhất”. Các đơn vị khác như Công ty Sách Đông A, Công ty Sách Nhã Nam cũng tổ chức livestream giới thiệu sách hoặc giao lưu với tác giả… để bán sách.
Hay như trong tháng 3/2020, hàng loạt đơn vị đã tổ chức sự kiện bán sách online, như Tiki tổ chức Hội chợ sách online giảm giá 30 - 80%, tùy khung giờ; Nhà sách Phương Nam khuyến mãi tháng 3, giảm đến 50%; Hội sách Fahasa Online 2020; Chương trình “Tháng ba sách Trẻ” kết hợp với 65 đơn vị phát hành trên toàn quốc tham gia…
Còn ở thời điểm hiện tại, Hội sách online trong sự kiện Ngày Sách Việt Nam (21/4) đang được tổ chức online đến ngày 20/5 trên gian hàng trực tuyến miễn phí tại book365.vn của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông…
Theo ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, trước đây, đơn vị này chưa quan tâm đến phát hành qua mạng, thì giờ đây buộc phải chuyển hướng, phát triển mạng lưới bán hàng trực tuyến của riêng mình, nhằm đối phó với sự sụt giảm của thị trường.
Bà Thảo đánh giá, hình thức bán sách online rất hiệu quả vì có khả năng chia sẻ thông điệp tới nhiều độc giả hơn và có nhiều độc giả Việt ở nước ngoài cũng có thể tiếp cận. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, đây là hình thức tối ưu nhất để giới thiệu tới độc giả về những đầu sách mới.
“Đến nay, trung bình mỗi tháng, chúng tôi có ít nhất 1 chương trình livestream để giới thiệu sách tới độc giả, giao lưu với tác giả hay các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (dịch thuật, kinh doanh, bản quyền...)”, bà Thảo cho biết.
Theo ghi nhận của Tiki, mặt hàng sách online đạt mức tăng trưởng 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đơn vị xuất bản khác như Fahasa, Alpha Books, Nhã Nam, Thái Hà Books… đều ghi nhận mức tăng 20 - 30% bán hàng online, thậm chí Phương Nam Book tăng hơn 70%.
“Việc doanh thu từ thị trường bán online tăng trưởng 30 - 70% cho thấy, các nhà xuất bản, các công ty sách, đơn vị phát hành sách cần quan tâm hơn nữa đến thị trường này, nhất là các đơn vị phát hành sách lớn. Đây là kênh mà nhiều đơn vị phát hành lớn chưa thực sự quan tâm thỏa đáng. Trong khi đó, ở các nước phát triển, việc bán hàng qua trang điện tử thường chiếm tỷ trọng lớn. Ở Mỹ, trên 50% số đầu sách bán ra là qua Amazon”, ông Nguyễn Nguyên cho biết.
Mới đây, Cục Xuất bản, In và Phát hành đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà xuất bản trong dịch Covid-19. Trong đó, đơn vị này đề xuất hàng loạt giải pháp như tổ chức các hội sách oline; thúc đẩy chuyển đổi mô hình, phương thức sản xuất - kinh doanh, đa dạng sản phẩm xuất bản; đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ vào hoạt động xuất bản như hỗ trợ phát triển phần mềm quy trình quản lý và biên tập xuất bản; giảm chi phí thuê mặt bằng; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đơn vị phát hành; chính sách cho vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi…
-
Vinaphone thương mại hóa 5G trên toàn quốc, tốc độ gấp 10-20 lần 4G -
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
Temu dẫn đầu top ứng dụng iPhone được tải nhiều nhất năm 2024 -
“Vũ khí” công nghệ giúp logistics Việt Nam cạnh tranh -
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán