
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Đề xuất bạo tay từ Carlsberg
Tự tin với số cổ phần nắm giữ và hợp đồng đã đạt được trong quá khứ, Carlsberg dường như rất mạnh tay để đưa ra đề xuất với Bộ Công thương trong việc mua cổ phần của Habeco.
Cụ thể, với số cổ phần còn lại, Bộ Công thương sẽ chia làm 2 lô là A và B. Bộ Công thương sẽ bán 20% cổ phần nhà nước theo phương thức chào giá cạnh tranh trên thị trường (lô A) và Carlsberg sẽ không thực hiện quyền ưu tiên mua số cổ phần này để việc chào giá cạnh tranh có thể diễn ra. Tiếp đó, Bộ Công thương dành 61,79% cổ phần (lô B) để bán cho Carlsberg và các bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán trước khi bắt đầu chào giá cạnh tranh cho lô A.
![]() |
Nếu đồng ý với các điều kiện mà Carlsberg đặt ra, ngân sách nhà nước có thể mất đi hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh: Đức Thanh |
Bên cạnh quyền mua với lô B, Carlsberg cũng yêu cầu, Carlsberg, hoặc bên do Carlsberg chỉ định được đảm bảo rằng được phép tham gia vào quá trình chào giá cạnh tranh với lô A. Cuối cùng, trước khi chào giá cạnh tranh, Bộ Công thương công bố thông tin về cơ chế thoái và lộ trình thoái vốn cả 2 lô, trong đó, thời điểm thực hiện giao dịch lô A và lô B không quá 1 tuần.
Bình luận về các đề xuất của Carlsberg trong việc mua cổ phiếu Habeco, một chuyên gia rất quan tâm tới vụ việc này cho hay, Carlsberg tính toán “khôn hết phần người khác”, muốn được hết khi đưa ra những đề xuất chiếu trên với Bộ Công thương để mua tiếp cổ phần Habeco. “Việc yêu cầu Bộ Công thương bán 20% cổ phần theo phương thức chào giá cạnh tranh và Carlsberg được quyền tham gia chào giá nhưng không phải thực hiện quyền mua mà chỉ lấy giá này để trả cho việc mua 61,79% cổ phần sau đó nghe rất buồn cười”, vị này nói. Ông phân tích thêm, nếu chấp nhận các đề nghị của Carlsberg, sẽ không loại trừ việc Carlsberg cố tình đưa ra mức giá chào thấp khi tham gia chào giá cạnh tranh, không hợp lý với thị giá cổ phiếu của Habeco tại thời điểm đó nhằm kéo giá cổ phiếu Habeco xuống, làm lợi cho chính Carlsberg trong quá trình mua 61,79% cổ phần phía sau.
Ngân sách có thể thất thu hàng ngàn tỷ đồng
Nguồn tin của Báo Đầu tư cũng cho hay, trong số các nhà đầu tư quan tâm và bày tỏ mong muốn mua cổ phần của Habeco có đủ cả những cái tên sừng sỏ trong làng bia quốc tế đã có những thành công tại Việt Nam và những đại gia lớn trong nước, mua để mở rộng phạm vi hoạt động của mình và nhắm tới cả đất vàng gần hồ Tây.
“Người thiệt lớn nhất ở đây khi bán tiếp cổ phần Habeco, một con gà đẻ trứng vàng, chính là ngân sách nhà nước, khi không tối ưu hoá được lợi ích quốc gia trước thực tế mong chờ mua được cổ phần từ nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực thực sự”, vị này nói.
Những nhận xét này cũng không phải là không có cơ sở khi ông Tayfun Uner, Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam, trong cuộc trao đổi với hãng tin Bloomberg mới đây đã đánh giá rằng, cổ phiếu của Habeco được định giá 48.000 đồng/cổ phiếu là hợp lý. Thông tin cho thấy, vị Tổng giám đốc này đã tỏ ý than phiền về việc giá cổ phiếu Habeco tăng mạnh không phản ánh đúng giá trị của công ty và cho rằng, lực mua đầu cơ là yếu tố khiến giá cổ phiếu tăng mạnh.
Vốn hóa của Habeco theo "định giá" của Carlsberg chỉ 11.000 tỷ đồng, chưa bằng một nửa vốn hóa hiện tại của doanh nghiệp này trên sàn chứng khoán, dù Habeco (mã chứng khoán: BHN) đã điều chỉnh giảm mạnh sau cú tăng nóng.
Trước đó, ngày 28/10, Habeco đã chính thức đưa 231,8 triệu cổ phiếu vào giao dịch trên sàn UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Sau khi lên sàn UPCoM, giá cổ phiếu của BHN đã tăng mạnh. Từ mức 39.000 đồng/cổ phiếu khi niêm yết lần đầu vào ngày 28/10, cổ phiếu BHN đã có lúc vọt lên mức 144.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 8/11 và chốt phiên giao dịch ngày 2/12 với mức giá 109.000 đồng/cổ phiếu. Các mức giá này đều bỏ rất xa con số 48.000 đồng/cổ phiếu được đại diện Carlsberg Việt Nam nhắc tới.
Như vậy, nếu gật đầu với các điều kiện và yêu cầu Carlsberg đặt ra về quyền mua, quyền tham gia đấu giá…, ngân sách nhà nước có thể mất đi hàng ngàn tỷ đồng.
Bản hợp đồng lạ kỳ
Điều mà nhiều người thấy khó hiểu chính là dựa vào đâu để Carlsberg tự tin đưa ra những đề nghị và yêu cầu “khôn hơn người” như nói trên.
Phát biểu của đại diện Carlsberg Việt Nam cho thấy, nhà đầu tư này đang dựa vào Thoả thuận hợp tác chiến lược và Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Habeco và Carlsberg được ký thời điểm quý III/2008. Ông Tayful Uner cũng đã cho báo chí biết, Tập đoàn này đã quan tâm tới Habeco từ năm 2008 và năm 2009 trở thành đối tác chiến lược của Habeco. Các bên đã có thỏa thuận, khi Habeco niêm yết, Carlsberg có quyền ưu tiên mua cổ phần. “Chúng tôi cũng kỳ vọng, thỏa thuận này sẽ được tôn trọng tuyệt đối. Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ luật pháp của Việt Nam, cũng như các quy định của Chính phủ”, ông Uner bày tỏ quan điểm với báo giới.
Dẫu vậy, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một chuyên gia đã nghiên cứu các tài liệu nói trên cho hay, Hợp đồng mặc dù hợp pháp nhưng không còn phù hợp với nhiều quy định của luật pháp hiện hành, thậm chí có những điều mà nếu thực hiện sẽ vi phạm một số quy định cấm của pháp luật hiện nay. Vị này cho biết thêm, chưa kể có một số điều khoản trong hợp đồng, trong thoả thuận và các văn bản liên quan cho thấy còn có những kẽ hở chưa được xem xét tới. Đồng thời, có những điểm được ký trong hợp đồng vượt thẩm quyền người ký, hay việc chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài duy nhất với số cổ phần lớn có thể vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại hay thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang