-
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. |
Tiếp tục phiên họp thứ 15, chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2022.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2022, có 284.309 lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (giảm 14,1% so với năm 2021), với tổng số người được tiếp là 305.920 người (giảm 14,7%) về 221.258 vụ việc (giảm 19,3%), có 2.314 đoàn đông người (giảm 32,7%).
Các cơ quan hành chính tiếp nhận 344.820 đơn các loại, (bao gồm: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh); đã xử lý 330.421 đơn, có 286.950 đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 83,2% tổng số đơn đã xử lý. Qua xử lý có 41.952 đơn khiếu nại, 17.628 đơn tố cáo, 227.370 đơn kiến nghị, phản ánh; có 16.886 vụ việc khiếu nại, 6.640 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.
So với năm 2021, số đơn các loại giảm 4%, đơn khiếu nại giảm 7%, đơn tố cáo tăng 1,4%, số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền tăng 5,3%, số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền tăng 0,6%.
Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 19.975/23.526 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84,9% (tăng 8,6% so với năm 2021).
Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 25,2 tỷ đồng, 1,9 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 319,0 tỷ đồng, 8 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 61 tổ chức, 702 cá nhân; kiến nghị xử lý 466 người (trong đó có 408 cán bộ, công chức); chuyển cơ quan điều tra xử lý 32 vụ, 35 đối tượng (có 13 cán bộ, công chức).
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cũng đánh giá, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn những hạn chế, yếu kém.
Theo đó, yếu kém đầu tiên là một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu, nhất là cấp huyện, xã; chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn ở một số nơi chưa cao.
Việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo còn chậm và sai sót, nhất là giải quyết lần đầu. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của một số địa phương đạt thấp.
Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, các kết luận, quyết định xử lý về tố cáo ở một số địa phương còn chậm, thiếu kiên quyết.
Chính sách, pháp luật ở một số lĩnh vực làm phát sinh khiếu nại, tố cáo chậm được hoàn thiện cũng là yếu kém được nêu tại báo cáo.
Thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, qua báo cáo của Chính phủ cho thấy, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022 tiếp tục có những chuyển biến theo hướng tích cực, cơ bản đạt mức chỉ tiêu phấn đấu đề ra, giải quyết kịp thời, có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật đối với gần 85% các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị phân tích, làm rõ trong tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền được nêu trong báo cáo thì có bao nhiêu là số vụ việc phát sinh mới trong năm, số vụ việc cũ từ các năm trước nhưng chưa giải quyết dứt điểm, số vụ việc khiếu nại, tố cáo lần đầu, số vụ việc khiếu nại lần thứ hai, số vụ việc tố cáo lần tiếp theo, số vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp;
Đối với một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân nêu trong báo cáo là những vấn đề tồn tại từ nhiều năm và đã được nêu trong Báo cáo của các năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.
Đồng thời, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị bổ sung phụ lục, số liệu phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của từng Bộ, ngành, địa phương, có sự so sánh, đối chiếu với kết quả thực hiện của các năm trước.
"Chỉ rõ địa chỉ những bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt để báo cáo Quốc hội xem xét, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu về những hạn chế, bất cập kéo dài trong công tác này", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.
Liên quan đến trách nhiệm tiếp công dân, như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn đã thông tin, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra rằng, nếu tính tỷ lệ bình quân thì trách nhiệm tiếp công dân ở cấp càng cao thì lại càng thấp.
Cụ thể, tỷ lệ bình quân tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đạt 38%, Chủ tịch tỉnh đạt 56%, Chủ tịch huyện đạt 94%,
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up