-
LPBank bổ nhiệm Phó tổng giám đốc là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin -
Thương vụ SCB X mua lại Home Credit Việt Nam dự kiến hoàn tất năm 2025 -
Trông đợi kịch bản tỷ giá năm 2025 -
10 điểm nhấn ngành ngân hàng năm 2024 -
Bitcoin tăng vọt trở lại, “cá mập” tiếp tục nắm giữ -
Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 105.000 tỷ đồng; lãi suất năm 2025 chịu sức ép tăng tiếp
Trong bối cảnh số hóa, không chỉ vào dịp Tết, mà nguy cơ bị tấn công mạng sẽ còn xảy ra thường xuyên. |
Ngân hàng, khách hàng có nguy cơ mất tiền vì lỗi hệ thống
Trước thông tin lan tràn trên mạng xã hội, cuối tuần qua, Ngân hàng MB đã phải thừa nhận lỗi giao dịch online vượt hạn mức. Theo đó, sự cố kỹ thuật của ngân hàng này khiến hàng loạt khách hàng có thể sử dụng thẻ Visa Debit của MB như thẻ tín dụng (không có tiền trong thẻ mà vẫn thanh toán được hàng trăm triệu đồng). Cho đến nay, dù đã yêu cầu khách hàng đến giải trình, song MB vẫn chưa thu hồi hết được số tiền mà khách hàng đã chi tiêu vượt hạn mức.
Không chỉ MB, một ngân hàng lớn tại Hà Nội mới đây cũng làm khách hàng tá hỏa. Theo thông báo của ngân hàng này, chủ thẻ bị âm hạn mức tín dụng hơn 38 triệu đồng. Sau khi liên hệ với ngân hàng, chủ thẻ này được giải thích là hệ thống bị lỗi, song gần một tuần vẫn chưa được khắc phục.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc điều hành Công ty Luật Inteco cho rằng, những sự cố hệ thống trên cho thấy, công tác quản lý dữ liệu, bảo mật hệ thống của ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong thời đại ngân hàng số đang bùng nổ, ngân hàng để xảy ra lỗi bảo mật thì “mất điểm” với khách hàng, không chỉ khiến ngân hàng mất uy tín, mà khách hàng cũng có nguy cơ mất tiền oan.
Trong văn bản ban hành cách đây chưa lâu, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán dịp Tết.
An ninh, an toàn bảo mật là ưu tiên hàng đầu
Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo, trong thời đại kinh tế số, hoạt động ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro ngày càng tinh vi, phức tạp, như gian lận, lừa đảo, tấn công mạng. Do đó, ngành ngân hàng phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống, bảo vệ tài sản là tiền gửi của người dân, đảm bảo niềm tin của người gửi tiền.
Bản thân ngân hàng cần phải đầu tư bài bản và có hệ thống hơn cho công nghệ thông tin, core banking. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng cần quyết liệt, có chế tài xử lý các tổ chức tín dụng để xảy ra các lỗ hổng về bảo mật. Phải thật sự quyết liệt thì tình hình mới có thể thay đổi. Nếu không, chúng ta lại thường xuyên chứng kiến những lỗ hổng và sự cố từ hệ thống giao dịch ngân hàng.
Luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc điều hành Công ty Luật Inteco
Trong thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, khi nhu cầu giao dịch trực tuyến tăng cao, yêu cầu an toàn, thông suốt hệ thống lại càng quan trọng hơn.
Các chuyên gia công nghệ cho hay, trong bối cảnh số hóa, không chỉ vào dịp Tết, mà nguy cơ bị tấn công mạng sẽ còn xảy ra thường xuyên. Do đó, cùng với chiến lược số hóa, ngân hàng cần có một chiến lược về an toàn thông tin để khi bị tấn công hoặc khi sự cố xảy ra đều có thể sẵn sàng ứng phó.
Khảo sát của Công ty Ernst &Young tại 100 fintech lớn trên thế giới cho thấy, có tới 98 fintech có lỗ hổng an ninh. Việc ngày càng nhiều ngân hàng bắt tay với fintech đồng nghĩa với nguy cơ bị tấn công tăng lên.
“Trong thời đại số, ngân hàng phải chấp nhận sống cùng rủi ro an toàn và phải có chiến lược để sẵn sàng đối phó”, ông Robert Trọng Trân, Trưởng bộ phận Dịch vụ tư vấn an ninh mạng của Ernst &Young Vietnam chia sẻ.
Trong khi đó, lãnh đạo một ngân hàng TMCP thừa nhận, việc áp dụng các công nghệ mới, bắt tay với fintech và chia sẻ dữ liệu khiến ngân hàng dễ bị tấn công hơn. Do đó, bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu của ngân hàng này khi thực hiện chiến lược số hóa.
Chia sẻ kinh nghiệm bảo mật với các ngân hàng, ông Phạm Tùng Dương, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng của FPT cho rằng, cách phòng vệ tốt nhất là chủ động. Theo đó, FPT thường xuyên tự tạo ra các cuộc tấn công chính mình để khiến hệ thống phòng thủ luôn vận động và doanh nghiệp phát hiện được các điểm yếu trong bảo mật của mình.
-
10 điểm nhấn ngành ngân hàng năm 2024 -
Bitcoin tăng vọt trở lại, “cá mập” tiếp tục nắm giữ -
Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 105.000 tỷ đồng; lãi suất năm 2025 chịu sức ép tăng tiếp -
Chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay -
Lãi suất huy động tăng nóng: Do thanh khoản hay ngân hàng vội cho vay "làm đẹp" số liệu? -
“Số và xanh" - Động lực tăng trưởng bền vững của Nam A Bank -
Ngân hàng hé lộ bức tranh lợi nhuận tươi sáng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024