
-
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An
-
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
-
Quy định 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công
-
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình
-
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng -
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
![]() |
. |
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt 222,67 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, có 70 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 185,3 triệu USD (tăng 78,4 so với cùng kỳ) và 14 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 37,4 triệu USD (bằng 38,9% so với cùng kỳ năm 2019).
Như vậy, bất chấp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Chỉ riêng trong tháng 6/2020, đã có 10 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và 3 lượt dự án điều chỉnh, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 42 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Con số này tuy chỉ bằng 37,6% so với tháng 5/2020, nhưng chỉ yếu là do, trong tháng trước, có dự án của Công ty TNHH Vonfram Masan đầu tư sang Đức, với vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài lên tới 91,5 triệu USD.
Đây cũng là dự án đầu tư ra nước ngoài quy mô thuộc diện lớn nhất kể từ đầu năm tới nay. Và do đó, Đức đã vươn lên là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, với 4 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 92,6 triệu USD, chiếm 41,6% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Tiếp đó, là thị trường Myanmar, với 38,3 triệu USD, chiếm 17,2%. Sau đó, mới đến Lào, Hoa Kỳ, Singapore…
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trong nửa đầu năm, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 lĩnh vực.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 3 dự án cấp mới và 2 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký 137,9 triệu USD, chiếm 61,9%. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ xếp thứ 2, với tổng vốn đầu tư 33,8 triệu USD, chiếm 15,2%; tiếp theo là các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.

-
Thành phố Hải Dương tạm dừng triển khai 14 dự án đầu tư công -
Giảm thiểu rủi ro để nền kinh tế có thể bứt tốc -
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng -
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong -
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427 -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng