Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bật mí nhóm cổ phiếu đầu tư trong quý IV
Chí Tín - 25/10/2014 08:58
 
Sự phục hồi của nền kinh tế và doanh nghiệp đang hồi phục, mở ra cơ hội cho nhịp sóng cuối năm trên sàn chứng khoán. Trong đó, cổ phiếu của ngành da giày, đồ gỗ, điện tử... được đánh giá là có nhiều ưu thế.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thị trường ấm, CTCK đua “săn đầu người”
HNX30: Loại cổ PVX, thêm cổ PVB
Cổ phiếu VNA của Vietnam Airlines rẻ hay đắt?
Cuối năm, nhóm cổ phiếu ngành nào sẽ tăng?
Phát hành tăng vốn: Doanh nghiệp tính “moi tiền” cổ đông

Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, giải trí... có thể đem lại lợi nhuận cao

Thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế được đánh giá đã qua đi, mở ra cơ hội phục hồi sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Tại buổi giao lưu trực tuyến do Báo Đầu tư Chứng khoán (thuộc Cơ quan Báo Đầu tư) vừa tổ chức, các chuyên gia đã chia sẻ những góc nhìn toàn diện nhất về thị trường trong những tháng cuối năm.

   
  Các tín hiệu kinh tế vĩ mô đang dần đi vào ổn định sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi của TTCK  

Ông Vũ Đức Tiến, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) tỏ ra khá lạc quan khi đánh giá triển vọng thị trường những tháng tới. Ông cho rằng, khi nền kinh tế có những chuyển biến tích cực và khởi sắc thì lĩnh vực phản ứng tích cực đầu tiên là thị trường chứng khoán và công ty chứng khoán.

Mặc dù vậy, ông Tiến cũng cảnh báo nhà đầu tư khi cho rằng, thị trường đang ngày càng có sự phân hóa rõ rệt giữa các mã cổ phiếu trong ngành. “Chỉ có những doanh nghiệp đầu ngành có chiến lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể mới đem lại lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư”, chuyên gia này chia sẻ.

Những nhận định trên của ông Tiến được đưa ra dựa trên những đánh giá chung về các tín hiệu kinh tế vĩ mô đang dần đi vào ổn định.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho biết, kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực, thể hiện ở một số chỉ tiêu chính. Cụ thể, GDP tăng 5,8 - 5,9% năm 2014 (cao hơn so với các dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế); lạm phát 3,0 - 3,5%; dự trữ ngoại tệ cao, khoảng 35 tỷ USD. Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu cũng tăng khá, 12%; công nghiệp chế biến - chế tạo (dệt may, giày da, đồ gỗ, đồ nhựa...) tăng khá cao, khoảng 8,6%...

Mặc dù vậy, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cơ hội cho từng ngành, từng lĩnh vực sẽ không giống nhau. Ông Thành “bật mí”, các ngành có lợi thế cạnh tranh khi mở cửa hội nhập như da giày, dệt may, đồ gỗ, du lịch sẽ đón được các cơ hội tốt hơn trong thời gian tới... Ngoài ra, các ngành hàng tiêu dùng, giải trí, điện tử, máy công cụ, nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng... cũng có thể đem lại kỳ vọng lợi nhuận cao. “Một số ngành khá mới, như thương mại điện tử, liên quan đến tăng trưởng xanh... cũng có tiềm năng”, ông Thành nhận định.

Lưu ý yếu tố rủi ro vĩ mô vẫn còn lảng vàng

Tuy thị trường đang đứng trước nhiều vận hội mới, nhưng không phải những yếu tố bất lợi đã bị loại bỏ. Nguồn cung gia tăng cũng đang tạo áp lực lên cán cân cung - cầu, trong khi khối doanh nghiệp tuy đã qua giai đoạn khó khăn, nhưng “sức đề kháng” vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, nên vẫn rất nhạy cảm trước những biến động thị trường.

Theo chia sẻ của ông Bùi Hoàng Hải, Phó vụ trưởng Vụ quản lý phát hành chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), một khi thị trường thuận lợi, thì nhu cầu phát hành tăng vốn cũng gia tăng, nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung vốn.

Trong vai trò người nắm giữ các thông tin về tình hình phát hành của doanh nghiệp, ông Hải cho biết, nhìn lại 9 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện phát hành vẫn còn khá nhiều. Bên cạnh đó, việc không ít doanh nghiệp đang phải triển khai các phương án tái cấu trúc cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Trong khi đó, các chuyên gia về kinh tế vĩ mô cũng cho biết, bóng dáng của những yếu tố rủi ro vĩ mô vẫn còn “lảng vảng” đâu đây, nên các nhà đầu tư không thể không có thái độ thận trọng cần thiết. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nợ xấu chưa thể xử lý nhanh, khiến tăng trưởng tín dụng bị hạn chế.

Khi phân tích kỹ hơn về từng ngành nghề cụ thể, TS. Võ Trí Thành cho biết, những khó khăn vẫn còn biểu hiện rõ ở lĩnh vực nông nghiệp (cao su, điều...). Thị trường bất động sản tuy có ấm lên ở một số phân khúc, nhưng đầu vào cho bất động sản, xây dựng… vẫn còn có nhiều khó khăn.

Ông cho biết, 9 tháng đầu năm, dù có khoảng 54.000 doanh nghiệp mới thành lập, nhưng số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, đóng cửa, cũng lên đến gần 49.000. Thực tế này cho thấy, doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với cuộc “thử lửa” cam go.

Điểm nhanh những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ quý III

Điểm nhanh những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ quý III

Bên cạnh những điểm sáng về kết quả kinh doanh quý III, có nhiều doanh nghiệp công bố lỗ, trong đó có những cái tên khá bất ngờ với thị trường. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư