
-
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ cải thiện trong tháng 5
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
Thương mại toàn cầu chưa được "bình yên"
Những tuyên bố về đòn tấn công thuế quan ngày 23/5 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các nhà đầu tư Phố Wall vội từ bỏ lạc quan về tình hình thương mại lắng dịu.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP |
Trước đó, các thỏa thuận ban đầu của Washington với London và Bắc Kinh đã làm dấy lên hy vọng trên Phố Wall và trong phòng họp của các công ty rằng Tổng thống Trump đang bắt đầu dỡ bỏ mức thuế quan cao nhất của Mỹ trong gần một thế kỷ.
Nhưng tuyên bố ngày 23/5 như một thông điệp "cứng rắn" về chính sách bất ổn và sở thích thích mạo hiểm của Tổng thống Trump, khi ông đe dọa áp thuế 50% đối với Liên minh châu Âu (EU) và đánh thuế 25% đối với điện thoại thông minh nếu các công ty như Apple và Samsung Electronics không chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ.
Cổ phiếu trên toàn cầu sụt giảm, đồng đô la Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2023 và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn đau đầu để phán đoán khi sự bất ổn do Tổng thống Trump tạo ra sẽ còn tiếp diễn.
"Tin tức về việc ông Trump tuyên bố áp thuế quan rất lớn đối với EU và chỉ đích danh một công ty như Apple là ví dụ về những gì chúng ta có thể dự đoán trong 2 tháng tới nếu không muốn nói là trong suốt cả năm", ông Marcus Noland, Phó chủ tịch điều hành Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết. "Sự bình yên vẫn chưa đạt được", ông Noland ám chỉ.
Tổng thống Trump đã tuyên bố rõ ràng tại Phòng Bầu dục (Nhà Trắng) vào chiều 23/5 rằng ông "không tìm kiếm một thỏa thuận" với EU.
"Tôi chỉ nói rằng đã đến lúc chúng ta chơi trò chơi theo cách tôi biết chơi", Tổng thống Trump nói với các phóng viên.
Lời đe đọa thuế quan gây sốc của ông Trump gây chú ý vì ông vừa đạt được một chiến thắng kinh tế lớn trong tuần này, với việc Hạ viện thông qua luật thuế và chi tiêu lớn sau khi ông dẫn đầu một nỗ lực vận động hành lang mạnh mẽ vào phút chót và giành được đủ số phiếu ủng hộ từ thành viên đảng Cộng hòa.
Một quan chức Nhà Trắng tuần này cho biết Tổng thống Trump hy vọng sẽ ký thêm nhiều thỏa thuận thương mại với một số nền kinh tế lớn và sau đó đẩy nhanh các thỏa thuận với những nền kinh tế khác trong thời gian tạm dừng áp dụng các mức thuế đối ứng trong 90 ngày mà ông đã công bố ngày 2/4.
Một số thỏa thuận được cho là đã gần hoàn tất, bao gồm một thỏa thuận với Ấn Độ, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent tiết lộ với Fox News.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các bước đi tiếp theo của Nhà Trắng. Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Trump về thuế quan với EU đã phác thảo về những gì mà chính quyền của ông có thể làm với hàng chục đối tác thương mại đang tìm kiếm mức thuế thấp hơn.
Giống như những gì Tổng thống Trump đã làm vào tháng trước sau tuyên bố áp thuế quan ban đầu của ông Trump làm rung chuyển các thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bessent lưu ý rằng trong khi nhiều thỏa thuận giữa Mỹ và các đối tác đang gần đến hồi kết, thì EU được coi là một "ngoại lệ". Điều đó đã củng cố nhận định của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick, người đã nói tại một sự kiện của Axios vào đầu tuần này rằng thỏa thuận với EU "rất khó khăn".
Ông Steve Bannon, đồng minh lâu năm của ông Trump, cho biết phản ứng của Tổng thống Trump một phần là do những gì ông thấy là thiếu tiến triển về các vấn đề thương mại trong tuần này tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7, đặc biệt là khi ông có thể đạt được thỏa thuận tương đối nhanh chóng với Vương quốc Anh.
Ông Bannon cho biết các quốc gia khác đang lo lắng khi không đạt được tiến triển trong thỏa thuận với Mỹ, đồng thời gọi đó là "cảnh báo bão".
Tuy vậy, Tổng thống Trump dường như vẫn cam kết thúc đẩy thuế quan của mình như mọi khi để kết thúc tuần. Ông đã công khai ủng hộ quan hệ đối tác giữa “gã khổng lồ” thép Mỹ US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản, khẳng định thuế quan của mình đã giúp hoàn tất thỏa thuận hợp tác đã được xây dựng trong nhiều năm. Tuyên bố ủng hộ hợp tác giữa hai "ông lớn" ngành thép được đưa ra khi các nhà đàm phán thương mại Nhật Bản đang đàm phán với các quan chức thương mại Mỹ tại Washington.
Nhà Trắng không chấp nhận mức thuế cơ sở dưới 10%, nhưng sẵn sàng đàm phán
EU có kế hoạch chuẩn bị các biện pháp đối phó nếu các cuộc đàm phán với Mỹ không mang lại kết quả khả quan. Khối này đã tập hợp các kế hoạch đánh thuế bổ sung lên 95 tỷ EUR (107 tỷ USD) hàng xuất khẩu của Mỹ để đáp trả các khoản thuế đối ứng của Tổng thống Trump và mức thuế 25% đối với ô tô và một số phụ tùng nhập khẩu.
Đầu tháng này, các quốc gia châu Âu đã đồng ý tạm dừng trong 90 ngày một loạt thuế trả đũa riêng đối với mức thuế 25% mà Tổng thống Trump áp dụng đối với hàng xuất khẩu thép và nhôm của khối này. Động thái đó diễn ra sau khi Tổng thống Trump hạ mức thuế đối ứng với hầu hết hàng xuất khẩu của EU xuống còn 10% từ 20% trong cùng khoảng thời gian.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nói tại sự kiện Axios rằng hầu hết các quốc gia sẽ "biết chúng tôi muốn làm gì với họ" vào mùa hè.
Bộ trưởng Lutnick tái khẳng định lập trường của chính quyền Tổng thống Trump rằng các đối tác có thể sẽ không nhận được mức thuế cơ sở dưới 10%, nhưng thông báo rõ rằng Nhà Trắng sẵn sàng đàm phán.
"Nếu họ đưa ra cho chúng tôi một lời đề nghị xứng đáng để sửa đổi các điều khoản thuế quan của họ, chúng tôi sẽ thực hiện. Và nếu họ không đưa ra cho chúng tôi một lời đề nghị sửa đổi, Tổng thống sẽ viết cho họ một lá thư nói rằng 'Kính gửi Quốc gia A, chúng tôi rất trân trọng việc kinh doanh với nước bạn, đây là mức thuế quan của nước bạn'", Bộ trưởng Lutnick cho biết.
Trong khi Tổng thống Trump tạm dừng áp dụng mức thuế đối ứng cao hơn mà ông công bố ngày 2/4, ông chủ Nhà Trắng vẫn giữ nguyên mức thuế cơ sở 10% đối với hầu hết các đối tác thương mại. Các mức thuế riêng biệt đối với thép, nhôm và ô tô nhập khẩu vẫn được giữ nguyên.
Ngoài ra, Tổng thống Trump cam kết sẽ áp dụng một loạt các loại thuế nhập khẩu mới đối với đồng, chip bán dẫn, dược phẩm, gỗ xẻ và các bộ phận máy bay - tất cả đều có thể đẩy mức thuế quan thực tế lên cao.
Đồng thời, ông Trump đã thể hiện thiện chí đàm phán về các mức thuế áp dụng đối với các lĩnh vực cụ thể khi Mỹ và Anh đồng ý đàm phán mức thuế mới đối với kim loại.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng các mức thuế quan của Tổng thống Trump vẫn chưa chắc chắn nhưng "có thể sẽ vẫn ở mức cao trong tương lai gần". Ngân hàng Phố Wall này dự báo thuế quan thực tế của Mỹ sẽ tăng 13 điểm phần trăm trong năm nay, lên mức cao nhất kể từ những năm 1930.
Tất cả có thể là vô ích bởi Goldman cho rằng "thuế quan song phương cao hơn khó có thể thúc đẩy sản xuất ở Mỹ tăng đáng kể", một mục tiêu Tổng thống Trump đã công khai.
Các cuộc đàm phán đang tiến triển với các đối tác khác bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và Israel. Một số biện pháp giảm nhẹ trong ngắn hạn có thể khả thi, nhưng mối đe dọa về các cuộc đấu thương mại mới đang lan rộng ở một số quốc gia.
Ông Marcus Noland, Phó chủ tịch điều hành Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, lưu ý rằng sở thích đe dọa bất ngờ của Tổng thống Trump, ngay cả đối với các quốc gia mà Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại, gieo rắc nghi ngờ về tính lâu dài của bất kỳ thỏa thuận nào mà ông đạt được.
"Thật sự khá bất thường khi chúng ta (phía Mỹ - BTV) đã có các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia như Hàn Quốc, Australia, và họ vẫn đang bị đánh thuế", Đại diện Viện Kinh tế Quốc tế Peterson dẫn chứng, đồng thời nhấn mạnh: "Việc ông ấy (ông Trump - BTV) sẵn sàng xé bỏ các thỏa thuận trước đó và phớt lờ chúng chắc chắn phải khiến các quốc gia khác rất lo ngại".

-
Bất ổn thương mại có thể tiếp tục khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế mới -
Cổ phiếu thị trường mới nổi đang nắm vị thế độc nhất để lên ngôi -
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên -
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số