
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
-
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng
Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) và các đơn vị liên quan vừa được công bố kết luận điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố Nguyễn Văn Hậu - Hậu "pháo", Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty này và 40 bị can.
Đối với hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, Bộ Công an đánh giá, vụ án là điển hình cho việc nhà thầu thi công cấu kết, thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư dự án để được tiết lộ, cung cấp thông tin, dự toán gói thầu, từ đó doanh nghiệp có điều kiện, cơ hội trúng thầu với giá rất cao, sát bằng giá dự toán gói thầu.
![]() |
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Ngô Đức Vượng (ảnh trái) và Nguyễn Doãn Khánh. |
Theo đó, chỉ với 8 gói thầu tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Hậu (Hậu “pháo”) và Tập đoàn Phúc Sơn đã gây thiệt hại lên tới gần 460 tỷ đồng.
Thủ đoạn của bị can này là tiếp cận lãnh đạo, cán bộ tại địa phương, sau đó hứa hẹn, đưa hối lộ để được tạo điều kiện tham gia, thực hiện các gói thầu trên địa bàn.
Hậu “pháo” thông đồng, cấu kết với các quan chức này để thông thầu, nâng khống giá trị các gói thầu. Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Tập đoàn Phúc Sơn hiếm khi trực tiếp thi công, chủ yếu bán thầu, hưởng chênh lệch.
Quá trình điều tra xác định, tại tỉnh Phú Thọ, cuối năm 2008 đầu năm 2009, Nguyễn Văn Hậu thông qua ông Nguyễn Tiến Khôi (thời điểm này là Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng) đã liên hệ, đặt vấn đề và được ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ và Nguyễn Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý tạo điều kiện cho Tập đoàn Phúc Sơn tham gia thi công một số gói thầu.
Ngay khi các gói thầu được phê duyệt bản vẽ thi công, dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, ông Nguyễn Tiến Khôi đã chỉ đạo cấp dưới tiết lộ thông tin, dự toán gói thầu, dưới dạng file dữ liệu điện tử cho phía Tập đoàn Phúc Sơn.
Tiếp đó, Nguyễn Văn Hậu chỉ đạo tiếp nhận, sử dụng 8 hợp đồng thi công của Tập đoàn Phúc Sơn không đạt yêu cầu về giá trị, không có xác nhận khối lượng hoàn thành của chủ đầu tư, sửa đổi giá trị hợp đồng để hợp thức năng lực kinh nghiệm thi công công trình tương tự.
Doanh nghiệp này cũng không đủ năng lực về tài chính, nên Hậu đã chỉ đạo nhân viên lập các Báo cáo tài chính nâng khống doanh thu để ký hợp thức năng lực tài chính, đưa vào hồ sơ dự thầu.
Kết quả là Tập đoàn Phúc Sơn đã trúng thầu thầu thi công 3 gói thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Đền Hùng, với tổng trị giá hơn 265 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi công, chủ đầu tư không thực hiện vai trò quản lý, giám sát, dẫn đến việc Tập đoàn Phúc Sơn đưa 4 công ty khác không được chủ đầu tư phê duyệt làm nhà thầu phụ vào thi công.
Hậu “pháo” sau đó đã yêu cầu thầu phụ cắt chuyển lại hơn 17 tỷ đồng tiền phần trăm khối lượng hoàn thành đối với các hạng mục trực tiếp thi công; đồng thời yêu cầu 35 đơn vị cung cấp vật tư, vật liệu cắt lại hơn 16 tỷ đồng tiền chênh lệch vật tư, vật liệu.
Qua đó, Hậu và Tập đoàn Phúc Sơn hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 33 tỷ đồng từ nguồn tiền của chủ đầu tư thanh toán.
Ngoài ra, trong năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án Hệ thống cấp nước cho các hồ cảnh quan và phòng chống cháy rừng, giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Đền Hùng làm chủ đầu tư.
Cũng với thủ đoạn trên, Tập đoàn Phúc Sơn được tiết lộ các thông tin về dự toán, hồ sơ… nên tiếp tục làm hồ sơ hợp thức để dự thầu.
Kết quả không ngoài dự kiến, Tập đoàn Phúc Sơn đã trúng thầu, sau đó chuyển nhượng toàn bộ gói thầu cho Công ty Phúc Sinh thi công và yêu cầu cắt lại hơn 21 tỷ đồng tiền phần trăm khối lượng hoàn thành thi công.
Cơ quan điều tra xác định, để “cảm ơn” ông Ngô Đức Vượng, Hậu đã nhiều lần đến phòng làm việc, đưa tổng số tiền 500 triệu đồng vào các dịp lễ, tết, dịp đầu năm; trong khi đó, ông Nguyễn Doãn Khánh cũng nhận được 1,5 tỷ đồng.

-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa -
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 1: “Tôi chỉ muốn tốt cho mẹ...” -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng -
Cấp phép mỏ đất hiếm trái quy định, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc sắp bị xét xử -
Cảnh báo lừa đảo “tấn công” trái chủ Vạn Thịnh Phát -
Lật tẩy chiêu trò lập khống hợp đồng, chuyển hàng ngàn tỷ qua biên giới
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)