
-
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam
-
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại -
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự -
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam đã đưa ra 3 kịch bản của nền kinh tế nói chung và ngành bất động sản nói riêng, khi chịu sức ép từ lệnh áp thuế 46% của Mỹ.
![]() |
Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có thể trụ vững trước các biến động từ chính sách thuế quan. Ảnh: Thanh Vũ |
1. Kịch bản thiếu tích cực: Đầu tư suy giảm và kinh tế khó khăn
Kịch bản này xảy ra khi chính sách thuế quan của Mỹ gây tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Các doanh nghiệp FDI trong các ngành xuất khẩu sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì sản xuất và cạnh tranh, đặc biệt trong các ngành dệt may, giày dép, điện tử. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong dòng tiền FDI, ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP và giảm nhu cầu đầu tư vào thị trường bất động sản.
Trong kịch bản này, thị trường địa ốc sẽ chịu tác động lớn. Theo đó, các doanh nghiệp FDI sẽ cắt giảm sản xuất và xuất khẩu, nhu cầu về bất động sản khu công nghiệp cũng vì vậy mà suy giảm theo.
Không dừng lại ở đó, trong kịch bản bi quan, mức thu nhập của người lao động giảm, từ đó dẫn đến sự suy giảm trong mức tiêu dùng (C) và đầu tư (I). Các phân khúc bất động sản không thiết yếu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, làm giảm nhu cầu đối với nhà ở cao cấp và các dự án thương mại.
2. Kịch bản lạc quan: Việt Nam vươn mình nhờ nội lực
Kịch bản này đánh giá mức thuế quan từ Mỹ sẽ tạo ra sự suy giảm trong xuất khẩu và giảm đầu tư FDI. Tuy nhiên, Nhà nước đã có những biện pháp chuẩn bị và cải cách sâu rộng, giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng và duy trì sự phát triển bền vững. Ngoài ra, phân khúc nhà ở xã hội tiếp tục được đẩy mạnh nhờ các chính sách hỗ trợ và gói vay ưu đãi.
Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng và tăng cường nội lực sẽ đến từ việc.
Cải cách hành chính và phân cấp: Chính phủ thực hiện cải cách hành chính, sáp nhập các tỉnh thành và tăng năng suất lao động. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí và tạo ra sự linh hoạt trong việc triển khai các dự án bất động sản mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tăng cường đầu tư nội địa: Chính phủ thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, từ đó khiến dòng tiền chuyển từ khối ngoại sang khối nội.
Kiều hối ổn định: Dòng kiều hối ổn định từ người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì đà tiêu dùng và đầu tư trong nước.
Trong kịch bản lạc quan, Nhà nước sẽ ổn định nền kinh tế, tiếp tục giữ đà phát triển bền vững. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp dân tộc, sẽ giúp thị trường bất động sản trụ vững trước các “cơn gió ngược”.
3. Kịch bản trung tính: Sự tăng trưởng hỗn hợp và thách thức đan xen
Kịch bản trung tính là tình huống mà nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ nhưng sẽ không gặp phải một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn sẽ đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại và một số thách thức trong việc duy trì ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
Theo đó, thuế quan vẫn sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và đầu tư FDI. Tuy nhiên, những ảnh hưởng sẽ không đến mức làm suy giảm toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngoại sẽ phải cắt giảm một số khoản đầu tư và điều chỉnh chiến lược sản xuất, dẫn đến sự giảm sút trong các dự án bất động sản công nghiệp. Dẫu vậy, sự suy giảm này sẽ không quá nghiêm trọng và các doanh nghiệp trong nước vẫn có cơ hội tận dụng các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy đầu tư vào các phân khúc bất động sản khác.
Về tổng quan, mức tăng trưởng GDP có thể không tăng trưởng mạnh mẽ như trước. Dẫu vậy, đà tăng vẫn giữ được ở mức độ ổn định. Trong đó, mức chi tiêu (C) và đầu tư (I) sẽ giảm nhẹ nhưng không giảm quá sâu, nhờ vào các biện pháp kích thích từ Chính phủ, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhà ở xã hội và hạ tầng công cộng.
Trong kịch bản này, phân khúc bất động sản cao cấp và khu công nghiệp vẫn bị ảnh hưởng do nhu cầu giảm. Tuy nhiên, loại hình nhà ở xã hội và các dự án cơ sở hạ tầng có thể sẽ duy trì ổn định. Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công vào các dự án này để đảm bảo nguồn cung nhà ở cho người dân, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm tiêu dùng.
-
Crystal Holidays và Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn ký hợp tác chiến lược về phát triển du lịch
-
Oriental Square by OSI - Tâm điểm thu hút khách thuê văn phòng hiện đại tại Hà Nội
-
Trăm lối sinh lời với shoptel Isla Bella tại Vinhomes Royal Island
-
Chính phủ đốc thúc Đà Nẵng đẩy nhanh tháo gỡ 13 dự án tại bán đảo Sơn Trà
-
TDG Group đảm bảo tiến độ xây dựng dựa trên tiềm lực tài chính vững chắc -
Nghệ An thành lập Ban chỉ đạo GPMB đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam -
Căn hộ mẫu và sa bàn Masteri Rivera Danang: Cộng hưởng không gian, tầm nhìn và tiện ích -
Đảo Châu Âu, Eco Central Park: Nơi giới siêu giàu không chọn mua nhà, chọn mua tuổi thọ -
Asia Vibe - Tâm điểm thương mại mùa lễ hội hút dòng vốn đầu tư đổ về Móng Cái -
Hà Nội có 21 dự án đủ điều kiện “bán nhà trên giấy" trong 6 tháng đầu năm 2025
-
1 Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
2 Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
3 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam
-
4 “Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ
-
5 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Hisense giúp người hâm mộ "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045