
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
Sở hữu một trong những dự án khu đô thị quy mô nhất tại Việt Nam là Gamuda City với tổng diện tích gần 500 ha, nhưng chủ đầu tư Gamuda Land Việt Nam tỏ ra khá thận trọng trong các chiến dịch cung hàng ra thị trường. Tòa chung cư đầu tiên của Dự án là The One Residence được giới thiệu vào năm 2015 sau khi bán hết 90%, Gamuda Land Việt Nam mới vừa tiếp tục giới thiệu tòa chung cư thứ 2 The Two Residence vào ngày 23/1 vừa qua, sau khi nắm những thông tin tích cực về số lượng giao dịch từ cơ quan chức năng và các đơn vị tư vấn.
![]() |
. |
Thời gian qua, chiến dịch bán hàng ồ ạt của các chủ đầu tư tại nhiều dự án như: Vinhomes Gardenia tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), Goldseason (Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân), Tràng An Complex (Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy), Hanoi Landmark 51 - Hà Đông… nhằm tranh thủ sự ấm lên của thị trường bất động sản năm 2015. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, năm 2015, cả nước có khoảng 19.350 giao dịch địa ốc thành công, tăng gần 1,7 lần so với năm 2014. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra cho các chủ đầu tư là tốc độ giao dịch này liệu có tiếp tục được duy trì trong năm 2016.
Theo ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong tháng 1/2016, số lượng giao dịch trên thị trường tiếp tục ổn định khi Hà Nội và TP.HCM có khoảng 3.200 giao dịch thành công, tăng khoảng 3% so với tháng 12/2015 và tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2015. Tại Hà Nội, khu vực phía Tây Hà Nội là nơi có thị trường sôi động nhất với những dự án như: Dự án Mon City (Mỹ Đình); Dự án Goldmark City (Hồ Tùng Mậu); Dự án Season Avenue và Dự án Hanoi Landmark 51 (Hà Đông)... Tại TP.HCM, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1-2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn được giao dịch nhiều.
Nhận định về sức mua của thị trường bất động sản năm 2016, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho rằng, chuyển biến của kinh tế thế giới và xu hướng hợp tác quốc tế sẽ có những tác động quan trọng tới thị trường bất động sản Việt Nam, bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực vẫn chiếm ưu thế. Nhìn chung, người dân và doanh nghiệp sẽ đầu tư vào bất động sản vì đây là kênh đầu tư hấp dẫn hiện nay, nếu như các doanh nghiệp và nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội và có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Cụ thể hơn, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường Việt Nam đứng trước cơ hội có luồng vốn lớn. “TPP vừa hoàn thành đàm phán và sẽ được ký kết trong thời gian tới, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, đồng thời với kinh tế phát triển khá, lạm phát thấp và Nhà nước mở cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Vì vậy, một luồng vốn lớn sẽ vận hành vào thị trường bất động sản Việt Nam để tận dụng cơ hội này”, TS. Cấn Văn Lực nói.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng, các chủ đầu tư cần cẩn trọng khi lượng cung căn hộ nói riêng và bất động sản nói chung trong năm 2016 là rất lớn. Cụ thể, trong năm 2016, hàng loạt dự án lớn được tung ra thị trường gồm: loạt dự án Goldmark City, Goldsilk Complex, Goldseason… của TNR Holdings với hơn 7.000 căn hộ. Loạt dự án của FLC như: FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC Twin Towers 265 Cầu Giấy, FLC Garden City (quận Bắc Từ Liêm) hay FLC Star Tower tại quận Hà Đông. Ngoài ra, những dự án đang triển khai ở quận Nam Từ Liêm và Hà Đông như HD Mon City (2.500 căn hộ và nhà liền kề), Season Avenue (1.300 căn hộ), Ecolife Capitol (800 căn hộ) và Landmark 51 (700 căn) cũng sẽ bổ sung nguồn cung căn hộ cực lớn cho Hà Nội trong năm 2016.
Trả lời câu hỏi về sức hấp thụ của thị trường trước lượng cung bất động sản lớn này, TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, khác với giai đoạn trước, sự tăng trưởng của thị trường bất động sản hiện nay có yếu tố bền vững hơn. Kinh tế vĩ mô đã dần ổn định trở lại, các chủ đầu tư ít phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng cũng như từ các nhà đầu tư tiềm năng. Thậm chí, có những dự án hoàn thành cơ bản mới chào bán. Dòng tiền từ ngân hàng thường được tập trung cho khách hàng mua nhà hơn là cho chủ đầu tư, đảm bảo cho thị trường phát triển một cách bền vững.
-
12 nhiệm vụ của ngành xây dựng trong năm 2016 -
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sức cạnh tranh sản phẩm bất động sản, xây dựng còn yếu -
Bất động sản “ngán” nhà đầu tư thứ cấp -
Bất động sản Hà Nội: Khó lường tại phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề -
Hà Nội đón thêm gần 25.000 căn hộ cao cấp -
TP. HCM: Hơn 37.000 căn hộ vừa gia nhập thị trường -
Căn hộ thông minh đánh trúng nhu cầu người sành điệu
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới