Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ tăng trưởng ngành dệt may
P.T - 14/05/2019 08:02
 
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp, khi khai thác nhu cầu mở rộng sản xuất và kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
.
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

Ngành dệt may tăng trưởng tích cực

Ngành dệt may trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ ký thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp phát triển.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017, là một trong 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới. Trên cơ sở đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề ra mục tiêu phát triển ngành trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%; thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động. 

Các chuyên gia cũng nhận định, năm 2019 Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho nhiều ngành hàng của Việt Nam; trong đó có dệt may. Bên cạnh tác động từ CPTPP, ngành dệt may cũng đang chờ đón sự dịch chuyển đơn hàng tích cực hơn từ Trung Quốc qua Việt Nam do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. 

Tạo sức bật cho thị trường bất động sản công nghiệp

Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng của ngành dệt may sẽ tác động tích cực lên thị trường bất động sản công nghiệp. Nhu cầu kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng sẽ kéo theo sự bùng nổ của thị trường bất động sản công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp được hoạch định trở thành trung tâm dệt may hàng đầu.

Đó cũng là lý do khiến tỉnh Nam Định – nơi được hoạch định trở thành trung tâm dệt may hàng đầu tại phía Bắc đang trở thành điểm “nóng” mới của thị trường bất động sản công nghiệp.

.
Khu công nghiệp Aurora IP đã phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư thứ cấp từ quý II/2019

Hầu hết phủ kín các khu công nghiệp trên địa bàn Nam Định là các công ty về ngành dệt, may. Tính đến tháng 9/2018, toàn tỉnh có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 2.000 ha; trong đó có 4 khu công nghiệp đi vào hoạt động gồm khu công nghiệp Hòa Xá, khu công nghiệp Mỹ Trung, khu công nghiệp Bảo Minh và khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông (Aurora IP). Trong đó, Khu công nghiệp Aurora IP do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hạ tầng Rạng Đông làm chủ đầu tư đã phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật với định hướng "Xanh – Sạch – Bền vững" và sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư thứ cấp từ quý II/2019.

Aurora IP là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, đồng thời khu công nghiệp dệt may thuộc diện lớn nhất miền Bắc nước ta hiện nay, được phát triển trên tổng diện tích gần 2.200 ha, gồm 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 sẽ đầu tư sản xuất 1 tỷ mét vải trên diện tích 519,6 ha. Giai đoạn 2, nâng sản lượng vải lên 1,5 tỷ mét, hoàn thiện chuỗi cung ứng trên diện tích 850 ha. Giai đoạn 3, hình thành đô thị thương mại, dịch vụ dệt may - thời trang hiện đại trên diện tích 675 ha.

Khu công nghiệp cũng sở hữu khả năng kết nối vượt trội. Theo đó, tuyến đường ven biển, nối 6 tỉnh phía Bắc (từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh); tuyến đường nối vùng kinh tế biển của tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Quốc lộ 1 đều đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, các bước đầu tư đang được triển khai trong khi cầu Thịnh Long (nối các huyện ven biển của Nam Định) chuẩn bị được khởi công...

Bên cạnh đó, Aurora IP cũng sở hữu cơ sở hạ tầng toàn diện gồm hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng, nhà máy cung cấp nước sạch có tổng công suất thiết kế 170.000 m3/ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải có tổng công suất thiết kế 110.000 m3/ngày đêm.

Dịch vụ logistics tối ưu hóa chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả nhờ hệ thống cảng biển kết nối đến khu công nghiệp. Cùng hệ thống tiện ích an sinh đầy đủ hiện đại như trường học, bệnh viện, bưu điện; ngân hàng; trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động; khu nhà ở công nhân; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; nhà hàng, cà phê… tất cả sẽ đem đến một không gian sống tiện nghi cho các chuyên gia, kỹ sư và người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện ban đầu thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, Aurora IP cam kết hỗ trợ xuyên suốt quá trình hoạt động tại khu công nghiệp; hỗ trợ các vấn đề hoàn thiện thủ tục như đăng ký chứng chỉ quy hoạch, đăng ký giấy chứng nhận đầu tư, lập giải trình kinh tế - kỹ thuật, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường,…

Có thể nói, Aurora IP đang từng bước khẳng định sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thứ cấp trong việc cung cấp một gói giải pháp tổng thể tối ưu cho việc thiết lập, mở rộng sản xuất, kinh doanh trong ngành dệt may. Đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của thị trường bất động sản công nghiệp Nam Định nói riêng, Việt Nam nói chung.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản