
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư -
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát
Sức hút bất động sản khu Đông và khu Tây thành phố
Khảo sát thị trường bất động sản TP.HCM cho thấy, giá bất động sản cao nhất đang thuộc khu Đông, đây cũng là phân khu có giá tăng cao nhất từ năm 2015 tới nay. Đơn cử, tại xa lộ Hà Nội, chạy qua quận 2, quận Thủ Đức, quận 9, là tuyến đường huyết mạch nối khu Đông vào trung tâm TP.HCM, giá đất đang tăng mạnh. Ví như, năm 2016, Dự án chung cư Him Lam Phú An (quận 9) có giá bán khởi điểm là 22 triệu đồng/m2, thì giờ đây, giá đã tăng lên 27 triệu đồng/m2.
![]() |
Năm 2018, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ tiếp tục đà khả quan, đặc biệt là thị trường đất nền, do đất nền là kênh đầu tư mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, vượt xa các kênh như vàng, USD, hay gửi tiết kiệm ngân hàng |
Dự án Monlight Residences (quận Thủ Đức), do Tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư, mở bán quý III/2017, có giá bán trung bình từ 55 - 65 triệu đồng/m2, hiện tăng lên 70 - 75 triệu đồng/m2, nhưng rất hiếm người bán. Tại Dự án Him Lam Phú Đông (quận Thủ Đức), do Him Lam Land làm chủ đầu tư, giá khởi điểm được chủ đầu tư bán ra cuối năm 2016 là 23 triệu đồng/m2, nay đã tăng lên 28 - 30 triệu đồng/m2.
Dự án đất nền tại khu vực này cũng tăng mạnh nhất. Tại đường Lò Lu (quận 9), năm 2015, giá bán đất nền dao động từ 9 - 12 triệu đồng/m2, thì giờ đây tăng lên từ 19 - 25 triệu đồng/m2. Việc giá đất tại khu vực này tăng mạnh trong 2 năm qua được ông Trần Khánh Quang, Chủ tịch Hội Cà phê bất động sản lý giải là do hạ tầng giao thông, quy hoạch khu vực này trong những năm qua được TP.HCM phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó, giá đất tại đây chưa cao, biên độ tăng giá vẫn còn lớn và có nhiều quỹ đất phát triển dự án.
Khu Nam TP.HCM, giá đất cũng tăng, nhưng mức tăng không cao. Năm 2015, tại khu Him Lam giá đất trong khoảng 60 - 70 triệu đồng/m2, thì nay dao động từ 80 - 100 triệu đồng/m2. Các dự án chung cư có giá tăng không đáng kể.
Khu Tây được cho là phân khu có giá đất tăng thấp nhất. Năm 2015, giá tại trục đường chính của huyện Hóc Môn dao động từ 8 - 10 triệu đồng/m2, thì nay chỉ tăng lên 15 - 18 triệu đồng/m2.
Nhìn về tổng thể thị trường bất động sản năm 2017, ông Trần Khánh Quang cũng cho rằng, giá đất đã tăng hàng quý liên tục trong 4 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm tăng từ 15 - 20% ở phân khúc căn hộ và 25 - 30% ở phân khúc đất nền. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra tại TP.HCM, tuy nhiên sẽ chỉ đến ở khu Đông và khu Tây, nơi biên độ giá chưa vượt quá ngưỡng.
Đất nền sẽ lên ngôi?
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tại TP.HCM, phân khúc nhà, đất ở tiếp tục có sức tiêu thụ tốt nhất. Đặc biệt, năm 2018, do có nhiều dự án đến thời điểm "tung hàng", nên nguồn cung sẽ dồi dào hơn năm 2017.
“Dự báo, mức giá cả năm chỉ tăng khoảng 5% cho toàn bộ thị trường, riêng đối với phân khúc đất nền sẽ tăng từ 20 - 25% ở khu Đông, 15 - 20% ở khu Tây và ở mức dưới 15% ở khu Nam”, ông Nam nói.
Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc HungThinh Land thì cho rằng, giá đất năm 2018 sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên, phía doanh nghiệp sẽ dựa vào nhiều yếu tố để tăng giá cho phù hợp với từng khu và từng dự án. Theo đó, giá sẽ căn cứ vào giá đất đền bù mà TP.HCM áp dụng, mức tăng giá vật liệu xây dựng. Ngoài ra, còn dựa trên mức tín dụng ngân hàng áp dụng cho vay bất động sản.
Ông Hiền cũng nhận định, giá sẽ không biến động nhiều so với năm 2017.
Còn theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, giá đất nền tăng mạnh trong thời gian qua là xu hướng tất yếu của quy luật cung - cầu. Tính từ năm 2010 đến nay, có những khu vực bất động sản tăng cao là do đất nền đã bị nén rất nhiều năm, có những khu vực vị trí tốt, hạ tầng ngày càng hoàn thiện, hay những khu vực hình thành cộng đồng dân cư…, thì giá tăng 200 - 300% cũng là điều bình thường.
Đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản TP.HCM năm 2018, ông Hiển cho rằng, sẽ tiếp tục đà khả quan, đặc biệt, thị trường đất nền sẽ lên ngôi. Diễn biến này không chỉ đến từ nhu cầu của thị trường, mà còn do trong bối cảnh hiện tại, đất nền là kênh đầu tư mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, vượt xa các kênh như vàng, USD, hay gửi tiết kiệm ngân hàng.
"Thị trường bất động sản sẽ không xảy ra bong bóng hoặc sốt ảo trong năm 2018, bởi Nhà nước đã có những chính sách kiểm soát kịp thời, đặc biệt là kiểm soát giá cả, kiểm soát tín dụng để thị trường không tăng đột biến. Các nhà đầu tư phát triển bất động sản cũng khá linh hoạt và nhạy bén trong việc đưa ra các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Về tổng thể, năm 2018 sẽ tiếp tục là một năm thành công cho thị trường bất động sản TP.HCM", ông Hiển nhận định.
-
Người dân Bắc Giang nâng tầm không gian sống cùng Saigontel Central Park -
Eco Green Saigon chính thức nhận đặt chỗ tòa HR2 -
Hưng Yên: Sau Ecopark, dự án nào đang khuấy đảo thị trường bất động sản? -
Resort đầu tiên triển khai trạm quan trắc khí tượng tại Việt Nam -
Bất động sản khu Nam Sài Gòn nóng dịp cuối năm -
Quỹ đất ngày càng thu hẹp, căn hộ khu Nam Sài Gòn ngày càng khan hiếm -
Tái diễn tình trạng lấn chiếm đất tại dự án Khu resort & spa Marriott Hội An
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư