
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Thị trường bất động sản TP.HCM đang có xu thế hướng ra vùng ven, do quỹ đất khu vực trung tâm không còn nhiều. |
“Chiêu” thổi giá
Huyện Cần Đước (tỉnh Long An) là khu vực có nhiều dự án đất nền mở bán nhất hiện nay. Tại huyện này, Dự án BNC Dragon với hơn 700 nền đất được dân môi giới quảng cáo là dự án thương mại “đặc biệt sinh lời”, được xây nhà tự do, nhận sổ đỏ sau khi thanh toán… Giá bán 14 - 16 triệu đồng/m2 với diện tích 5 m x 20 m.
Nhưng thực tế, đây là dự án nhà ở tái định cư của Khu công nghiệp Cầu Tràm, chưa có đường đi riêng, phải đi nhờ đường của khu công nghiệp. Khi được hỏi về cơ sở pháp lý của Dự án, nhân viên môi giới chỉ đưa ra được một tờ giấy photo về quy hoạch chi tiết 1/500.
Tại tỉnh Đồng Nai, một trong những điểm nóng về tình trạng phân lô bán nền là khu vực xã Phước Tân (TP. Biên Hòa). Ở một khu đất trống đang san lấp, xây dựng hạ tầng, nhân viên môi giới cho biết, dự án có quy mô 9 ha, 461 nền, giá bán 10,6 - 25 triệu đồng/m2. Dù khẳng định, nếu thanh toán đủ tiền, thì tháng 7/2019, khách hàng sẽ nhận được sổ đỏ, nhưng người môi giới lại nói rằng, hiện dự án đang… hoàn thiện pháp lý.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần DKRA Việt Nam cho biết, tại TP. Phan Thiết (Bình Thuận), tình trạng bán đất phân lô cũng đang sôi động, nhất là khu vực cạnh dự án 1.000 ha của Tập đoàn Novaland.
“Ở đây, giá đất được thổi lên cao, mua xong, một giờ sau bán lại đã thấy có lời. Tình trạng này đang đẩy thị trường bất động sản đất nền của Phan Thiết nóng lên từng ngày”, ông Lâm nói.
Rủi ro về phía khách hàng
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, thị trường bất động sản TP.HCM đang có xu thế hướng ra vùng ven, do quỹ đất khu vực trung tâm không còn nhiều. Ngoài ra, Thành phố đã chủ trương siết chặt cấp phép xây dựng dự án ở khu trung tâm để đẩy mạnh chương trình giãn dân, nên các doanh nghiệp sẽ phải dịch chuyển ra ngoại ô và các tỉnh lân cận để phát triển dự án.
Xu hướng này tạo lực đẩy giá bất động sản vùng ven đi lên. Chính vì vậy, tại nhiều thị trường, giới đầu cơ còn gom cả đất nông nghiệp, tự phân lô, rao bán. Với những lô đất này, rủi ro rất cao đang rơi về phía khách hàng.
Cách nhận biết dự án đất nền “có vấn đề”
Theo ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần DKRA Việt Nam, một số đặc điểm để nhận biết dự án đất nền “có vấn đề” là dự án có diện tích không lớn, không có tiện ích gì ngoài đường nội khu, không chứng minh được tính pháp lý của dự án, giá cao và được đẩy lên liên tục…
Theo ông Phạm Lâm, từ giữa năm 2018, sự chững lại của thị trường bất động sản TP.HCM đã góp phần tỏa nhiệt đến các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu… và xa hơn là Bình Thuận.
Không chỉ trong phân khúc đất nền, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố/biệt thự… với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản. Sự tăng trưởng đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM và những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên một cấp độ phát triển mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (Long An), TP. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận)…
Tuy nhiên, việc hình thành những điểm nóng bất động sản xung quanh TP.HCM sẽ kéo theo nhiều thách thức cho việc hoàn thiện hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông kết nối vùng. Mặt khác, sự tăng trưởng nóng này còn ẩn chứa nhiều rủi ro về biến động giá cả, thậm chí ở một số thời điểm đã xảy ra sốt giá, đẩy thị trường rơi vào trạng thái thiếu ổn định.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, trên thực tế, đã có những thông tin sai lệch về thị trường bất động sản vùng ven, làm giá đất tăng ảo. Vì vậy, Thành phố đã yêu cầu các quận, huyện đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân không bị kẻ xấu lợi dụng; đồng thời tăng cường công tác quản lý đối với các dự án trên địa bàn.
“Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân thận trọng khi mua bán đất, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà bán hết đất nông nghiệp và đất ở, vì sau này sẽ không có đất ở và sản xuất, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và ổn định cuộc sống lâu dài”, ông Tuyến nói.
-
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
[Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành -
Thời tiền rẻ tới, bất động sản như “cá gặp nước” -
Nhà đầu tư giữ “cái đầu lạnh” trước cơn sốt đất -
Khó hy vọng mua nhà, nhiều người tính phương án đi thuê
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển