
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Ảnh: Dũng Minh |
Những “điểm vàng” đang ngủ yên
Mặc dù bản danh sách chính thức các nhà đầu tư muốn tham gia cải tạo chung cư cũ chưa được Sở Xây dựng Hà Nội công bố như tại TP. HCM, nhưng không khó để nhận thấy đang có sự chuyển biến tích cực đối với vấn đề “gây nhức đầu” trong suốt những năm qua tại Thủ đô.
Thực tế, 10 dự án khu tập thể cũ cần cải tạo lại được Sở xây dựng Hà Nội công bố cách đây không lâu, gồm Quỳnh Mai, Giảng Võ, Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Kim Liên, Phương Mai, Thanh Nhàn... đều được coi là những “điểm vàng” của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, quỹ đất tại các khu vực này ngày càng khan hiếm. Trong thời gian vừa qua, việc phát triển các dự án nhà ở thương mại cao tầng tại những khu vực này chủ yếu là trên những khu đất là các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp được di dời ra ngoại thành.
Tuy nhiên, theo thời gian, quỹ đất nội đô dần eo hẹp, trong khi việc mua đất ở khu vực ngoại thành xa trung tâm lại không được nhiều doanh nghiệp chú ý tới. Khẩu vị của các chủ đầu tư tìm đất trong nội đô rất lớn, bởi nếu không vướng về cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, thì giá thành cũng như sức hấp dẫn của căn hộ chung cư ngoại thành thấp khá xa so với khu vực nội đô.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 1.500 chung cư cũ, có quy mô từ 2 - 5 tầng, đa số được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1980, tập trung nhiều nhất tại các quận như Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… Do đều được xây dựng theo công nghệ cũ, nên các chung cư cũ, đến nay đã hết hạn sử dụng, nguy cơ xảy ra sự cố rất lớn. Đặc biệt, ở hầu hết các khu chung cư cũ, nhiều hộ dân tiến hành sửa chữa, cải tạo, cơi nới, khiến tình trạng xuống cấp diễn ra nhanh hơn.
Từ năm 2005, Hà Nội đã có nghị quyết về cải tạo, xây mới các khu chung cư cũ trên địa bàn. Đến năm 2013, Hà Nội tiếp tục ban hành nghị quyết về một số biện pháp xây lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp. Thế nhưng, xây mới chung cư cũ, việc tiến hành cải tạo, xây mới cũng không đơn giản. Tính đến nay, sau hơn 10 năm triển khai, mới chỉ có 14 chung cư cũ trên địa bàn Thành phố được cải tạo, đạt 1%.
Chờ “cú huých” mới
Trước thực trạng chậm trễ trong việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội, chỉ một thời gian ngắn sau khi nhậm chức, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP. Hà Nội (có hiệu lực từ ngày 14/4/2016).
Theo đó, điểm mấu chốt của văn bản mới là Hà Nội đã cho phép nới tầng cao tối đa với một số khu vực như Nguyễn Công Trứ (25 tầng); Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh (21 tầng); các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… (24 tầng).
Ngoài việc nới chiều cao tầng, trong một động thái mới nhất, Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất áp dụng mức thuế ưu đãi cho phần thu nhập của doanh nghiệp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trong giai đoạn 2017-2020.
Cụ thể, mức thuế ưu đãi thu nhập doanh nghiệp 10% được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được miễn thuế trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đối với phần diện tích nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ, sẽ không thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính từng cho biết, nội dung ưu đãi thuế đáng ra phải được quy định trong Luật. Tuy nhiên, trước tình hình xuống cấp nghiêm trọng của các khu chung cư, Bộ Tài chính sẽ đưa nội dung này vào Nghị quyết để trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 10/2016 tới đây và áp dụng trong 3 năm từ 2017 - 2020.
-
Hà Nội ban hành 5 Quyết định giao đất tại Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên -
Mời thi tuyển phương án kiến trúc cho các công trình hỗn hợp tại Ninh Thuận và Hải Dương -
Đà Nẵng chấp thuận Dự án căn hộ trung tâm thương mại tài chính gần 712 tỷ đồng -
Bình Định thúc tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội, khởi công quý II/2025 -
Thủ Đức dẫn đầu thị trường bất động sản TP.HCM -
Biệt thự có hầm Anlac Green Symphony: Tuyệt tác kiến trúc, khẳng định đẳng cấp giới thượng lưu -
Khách mua Kyoto 5: “Mua một căn nhà lời cả hệ sinh thái đẳng cấp nhất thị trường”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
Panduit ra mắt máy in để bàn mới
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
SANY tham gia triển lãm tại Bauma 2025
-
TUMI ra mắt dòng sản phẩm mới 19 Degree Lite
-
Hisense ra mắt dòng TV ULED MiniLED U7 Series mới
-
PowerChina triển khai dự án điện mặt trời nổi tại Indonesia