
-
Nghệ An: Chủ tịch Lê Hồng Vinh làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển nhà ở xã hội
-
Quảng Ngãi trình 3 khu đất 210 ha đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
-
Niêm yết trên sàn quốc tế, SOHO tiếp tục khẳng định giá trị thương mại bền vững
-
Những dấu ấn “đầu tiên”, “nhất” và “cuối cùng” của Vinhomes Wonder City -
Bản hòa ca hoàng hôn bên bờ biển Đà Nẵng của giới thượng lưu -
Chủ đầu tư cam kết thuê lại shophouse Square City 2 năm: Đòn bẩy sinh lời an toàn -
Bình Định khởi công Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải quy mô 530 căn hộ
Chính phủ yêu cầu Hà Nội, TP.HCM di dời cơ sở ô nhiễm ra ngoại thành |
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Trong đó Phó Thủ tướng yêu cầu hai thành phố là Hà Nội và TP HCM phải nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lượng môi trường không .khí trên địa bàn, triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, đặc biệt đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm có nguồn gốc phát thải cao ra khỏi khu vực đô thị hoặc khu dân cư tập trung.
Thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc giao thông, lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc môi trường, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin về môi trường làm cơ sở cảnh báo, khuyến cáo người dân về chất lượng môi trường không khí.
UBND các tỉnh/thành phố kiểm soát chặt chẽ ngay từ nguồn phát sinh chất thải, nhất là từ các phương tiện giao thông vận tải hoạt động các ngành công nghiệp, xây dựng, dân sinh, đảm bảo phù hợp điều kiện địa phương. Triển khai các giải pháp cụ thể khắc phục ô nhiễm không khí trên địa bàn trong đó chú trọng kiểm soát chặt chẽ bụi, khí thải.
Trước đó, chiều 19/12 tại cuộc họp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Văn phòng Chính phủ và nhiều Bộ, ngành để tìm nguyên nhân, bàn các giải pháp cấp bách và lâu dài để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định, ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM thời gian qua đều do các nguyên nhân chủ quan từ con người, chỉ một phần nhỏ do các yếu tố môi trường và khí hậu.
Sau phân tích và nhận diện được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại hai thành phố trên có thể nhận định nguyên nhân lớn nhất là do sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay.
Đồng thời, TP.Hà Nội và TP.HCM đang trở thành một đại công trường với mật độ xây dựng lớn, chất thải, khí thải từ các công trình phát tán ra môi trường lớn. Ngoài ra, số lượng các nhà máy ven đô tăng nhanh cũng là một nguyên nhân không thể loại trừ.
Riêng tại Hà Nội, còn có thêm nguyên nhân là do tình trạng đốt rơm rạ từ ngoại thành và các tỉnh lân cận và đốt chất thải nguy hại, phát tán ra môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang yêu cầu các địa phương kiểm tra và gấp rút xử lý tình trạng đốt chất thải nguy hại tại các địa phương.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, giải pháp trước mắt đầu tiên là tập trung nguồn lực để duy trì các trạm quan trắc tự động, cung cấp hàng ngày số liệu chính xác về chất lượng không khí cho người dân. Nếu chất lượng không khí ở ngưỡng nguy hại cần ngay lập tức có khuyến cáo để người dân thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cần có ngay kế hoạch tiến hành phun nước định kỳ hàng ngày, xem xét điều tiết các luồng giao thông ở những khu vực vượt ngưỡng ô nhiễm không khí. Ví dụ, trong những ngày ô nhiễm không khí dùng các biện pháp điều tiết các phương tiện giao thông hạn chế lưu thông. Khuyến cáo người dân chuyển sử dụng bếp than tổ ong sang các loại chất đốt khác bởi đây cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn.
Về các biện pháp lâu dài, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, các Bộ, ngành sẽ phối hợp để hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy nhanh hơn lộ trình xử lý ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở Hà Nội và TP.HCM theo Quyết định 985a/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất lượng không khí. Đối với phương tiện giao thông ở 2 thành phố lớn cần có quy chuẩn cao hơn ở các địa phương.
Đồng thời, nghiên cứu chính sách để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tuyên truyền để người dân chuyển sang dùng các phương tiện chạy bằng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
-
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt” -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư
-
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Chery đặt mục tiêu 1 triệu xe bán ra trong 2 năm với mẫu xe HIMLA
-
Hội chợ Quà tặng và Nhà ở Thâm Quyến 2025 - Hội chợ quà tặng lớn nhất châu Á
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách