
-
Niêm yết trên sàn quốc tế, SOHO tiếp tục khẳng định giá trị thương mại bền vững
-
Những dấu ấn “đầu tiên”, “nhất” và “cuối cùng” của Vinhomes Wonder City
-
Bản hòa ca hoàng hôn bên bờ biển Đà Nẵng của giới thượng lưu
-
Chủ đầu tư cam kết thuê lại shophouse Square City 2 năm: Đòn bẩy sinh lời an toàn -
Bình Định khởi công Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải quy mô 530 căn hộ -
Hạ tầng khai phá thế mạnh bất động sản Đông Anh -
3 lợi thế vàng khi đầu tư căn hộ Kyoto 5 tại Thanh Hoá
Mở đường là “vạn bất đắc dĩ”
Để làm rõ vấn đề báo Đầu tư nêu, qua trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Vũ Lâm cho biết, việc mở đường vào cụm 3 trường học Đặng Trần Côn B, Trường mầm non Tuổi Hoa và Trường THCS Thanh Xuân Nam qua ngõ 214 - Nguyễn Xiển là chủ trương của quận Thanh Xuân (Hà Nội) và các hộ dân trong diện giải tỏa để làm đường hoàn toàn nằm trên đất Dự án Khu đô thị mới Hạ Đình.
![]() | ||
UBND phường Hạ Đình giải tỏa tuyến đường cuối ngõ 214 - Nguyễn Xiển để làm đường vào cụm 3 trường học. Ảnh: H.Q |
Ông Vũ Lâm cho biết, các hộ dân (gần 100 hộ) trên đất Dự án sẽ giải tỏa vào tháng 9/2014 khi Dự án Nhà tái định cư cho Khu đô thị mới Hạ Đình được xây dựng xong.
Chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thiện tòa nhà tái định cư trên khu đất có ký hiệu X2 nằm sát cạnh phần đất mà các hộ dân phải giải tỏa. Toàn bộ các hộ dân này đều được di dời, đa số các hộ dân sẽ tái định cư tại tòa chung cư mới ngay cạnh Dự án khi tòa nhà được xây xong.
Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu của UBND quận Thanh Xuân về việc hoàn thành tuyến đường trước tháng 9/2014 phục vụ học sinh năm học mới 2014 - 2015, có 12 hộ dân phải tiến hành di dời trước, trong đó có 9 hộ đủ điều kiện tái định cư. Chủ đầu tư đã xin quỹ nhà tái định cư của TP. Hà Nội tạm ứng 9 căn hộ để làm đường vào cụm trường học.
Theo ông Vũ Lâm, đối với chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Hạ Đình, việc mở con đường vào cụm 3 trường theo chủ trương của quận Thanh Xuân cũng là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi nếu thực hiện theo đúng trình tự giải phóng mặt bằng Dự án, toàn bộ các hộ dân này đều được giải tỏa sau khi Dự án Nhà tái định cư xây xong vào tháng 9/2014, không có điều gì phải bàn cãi.
Cũng theo đại diện chủ đầu tư Dự án, không có chuyện chủ đầu tư lợi dụng việc mở đường vào 3 trường để vào Dự án, vì thực tế, chủ đầu tư đã có thể tiếp cận Dự án trên phần đất trống tiếp giáp với ngõ 214 - Nguyễn Xiển. Mở đường vào cụm 3 trường học thực chất là để khớp nối dự án với hạ tầng đô thị khu vực xung quanh. Chủ đầu tư hoàn toàn có thể mở con đường này sau.
“Việc làm trước tuyến đường vào 3 trường gây tốn kém về tài chính và phức tạp về an ninh trật tự cho chủ đầu tư, nhưng vì chủ trương chung của quận, chúng tôi đã chấp nhận”, ông Lâm nói.
Ông Vũ Lâm cũng thừa nhận, sở dĩ Dự án Khu đô thị mới Hạ Đình chưa thể triển khai do Dự án chưa có đường vào. Tuy nhiên, chủ đầu tư không lợi dụng việc mở đường để vào dự án, bởi hiện tại, các nhà thầu đã có thể đưa phương tiện, máy móc vào Dự án để thi công qua đường khác.
"Nóng" về trật tự xây dựng
Theo ông Vũ Lâm, Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Hạ Đình được phê duyệt tại Quyết định số 88/2004/QĐ-UB ngày 20/5/2004 của UBND TP. Hà Nội đến nay đã được 10 năm, nhưng chủ đầu tư mới bắt đầu được bàn giao mặt bằng hơn 2 năm nay. Trong khoảng thời gian đó, chủ đầu tư phải tiếp tục xây dựng quỹ nhà tái định cư cho Dự án và thực hiện nhiều thủ tục khác để triển khai xây dựng.
Cuộc trao đổi với ông Vũ Lâm về việc mở đường vào Dự án Khu đô thị mới Hạ Đình lại làm nảy sinh một vấn đề khác về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thanh Xuân. Theo phản ánh, gần 100 hộ dân thuộc diện phải giải phóng mặt bằng trên phần đất xây dựng Khu đô thị mới Hạ Đình đa số là các hộ mua bán trái phép đất nông nghiệp để xây nhà. Nhiều hộ xây nhà kiên cố dẫn đến thiệt hại khi giải tỏa là rất lớn. Nếu theo đúng quy định, những hộ dân này thậm chí không được bố trí tái định cư.
Tình hình vi phạm trật tự xây dựng khu vực xung quanh Dự án Khu đô thị mới Hạ Đình còn nghiêm trọng đến mức, UBND quận Thanh Xuân đã hoàn toàn bó tay với Dự án mở đường vào cụm 3 trường học (tuyến đường chính thức đã được phê duyệt), nên cần đến phương án “chữa cháy” là mở đường vào cụm trường học qua Khu đô thị mới Hạ Đình.
Ông Ngô Tiến Hùng, Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thanh Xuân cho biết: “Sở dĩ quận Thanh Xuân chưa thể thực hiện được dự án chính thức đường vào 3 trường nói trên là vì các hộ dân đã lấn chiếm đất nông nghiệp và xây dựng nhà kiên cố 4 - 5 tầng. Nếu giải phóng mặt bằng cho dự án đường vào 3 trường theo đúng quy hoạch, thì cần khoản tiền đền bù từ 400 đến 800 tỷ đồng”.
Theo như ông Hùng nói, đến vào một “thời điểm thích hợp” nào đó, ngân sách nhà nước sẽ phải bỏ ra số tiền “khủng” để giải tỏa các hộ dân lấn chiếm đất nông nghiệp, để làm tuyến đường vào cụm 3 trường học.
Vậy câu hỏi đặt ra là, ai đã dung dưỡng việc lấn chiếm đất nông nghiệp và xây nhà trái phép trên địa bàn quận Thanh Xuân, tạo sức ép lớn với ngân sách nhà nước?
Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn tiếp tục thông tin đến độc giả trong những bản tin sau.
Hà Quang
-
Vì sao tâm lý sợ bỏ lỡ bao trùm thị trường căn hộ TP.HCM? -
Khu Đông chuyển mình, dự án Top 1 Vinhomes Grand Park đón sóng tăng giá phi mã -
Thành phố Huế phê duyệt quy hoạch khu đô thị 715 ha -
Quảng Ngãi dự kiến đấu giá 20 dự án bất động sản, thu gần 2.700 tỷ đồng -
Khởi công Dự án tổ hợp Capital One có tổng mức đầu tư 3.900 tỷ đồng -
Khu đô thị mới Thuận Phước huy động vốn xây 1.880 nhà liền kề và 212 biệt thự -
Bàn giao hoàn thiện nội thất, nhà phố biển Sông Town tháo gỡ nút thắt đô thị
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
Shanghai Electric thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Masdar và Mawarid
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
OTOKI ra mắt video "Jin Ramen Campaign" với sự tham gia của Jin từ nhóm nhạc BTS
-
WEPACK Đông Nam Á 2025 sẽ ra mắt tại Indonesia