-
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2
Cầu thang cảm giác mạnh tại Khu nhà tái định cư Đền Lừ. Ảnh: Dũng Minh |
Theo thống kê, hiện tại, toàn Hà Nội có khoảng 155 tòa nhà tái định cư, trong đó phần lớn đã xuống cấp dù mới đi vào hoạt động chưa lâu. Có thể kể đến các tòa nhà tái định cư xuống cấp nhanh, ảnh hưởng đến đời sống của cư dân như Khu tái định cư 5,3 ha Dịch Vọng, Khu tái định cư Nam Trung Yên, Khu tái định cư Đền Lừ …
Tại những khu nhà tái định cư này, một điểm chung là thời hạn bảo hành các công trình thường rất ngắn (đa số từ 1 - 2 năm, tối đa là 5 năm). Do vậy, hiện nay, sau khoảng 10 năm sử dụng, các tòa nhà này xuống cấp, buộc phải xử lý và cải tạo, thì gần như trách nhiệm của nhà thầu và các đơn vị cung ứng đã không còn với dự án, trong khi chủ đầu tư thì lẩn tránh.
Thực tế, vào thời điểm khi các dự án nhà tái định cư bắt đầu triển khai tại Hà Nội, một số chủ đầu tư cũng đặt vấn đề kéo dài thời gian bảo hành công trình, nhưng do vướng mắc về câu chuyện ký quỹ, nên mọi chuyện bế tắc. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 209/2009/NĐ-CP, để ràng buộc trách nhiệm bảo hành, nhà thầu và đơn vị cung ứng sản phẩm phải gửi một khoản tiền từ 3 - 5% giá trị hợp đồng cho chủ đầu tư giữ. Số tiền này có thể là toàn bộ lợi nhuận từ việc thi công công trình. Tuy nhiên, vấn đề là nếu kéo dài thời hạn bảo hành, số tiền này cũng sẽ bị “giam” thêm thời gian, nên các bên đã tìm cách rút ngắn thời gian bảo hành xuống càng nhanh càng tốt.
Một chuyên gia về thị trường bất động sản cho rằng, ở các nước phát triển, bất cứ công trình cao tầng nào, kể cả cao cấp, trung cấp hay nhà ở giá rẻ bình dân, nhà tái định cư, những doanh nghiệp có thương hiệu rất có trách nhiệm với sản phẩm của họ, nên thường theo dõi sản phẩm trong suốt chiều dài tuổi thọ. Còn ở Việt Nam, thì cơ chế trách nhiệm còn mù mờ, đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng công trình cao tầng, có nhà thầu chỉ cần tư vấn giám sát đồng ý nghiệm thu là… xong.
“Một điểm lạ là ở Việt Nam, đầu tư xây dựng chỉ biết dựng nhà lên rồi nghiệm thu và bàn giao công trình, thế là hết trách nhiệm. Điều đáng buồn hơn cả là với các căn nhà tái định cư vốn dĩ chất lượng đã ở mức thấp, lại phải chạy theo tiến độ do sức ép giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương, lại gần như không được bảo hành, nên công trình xuống cấp nhanh hơn cả tập thể cũ”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Phản ánh của nhiều cư dân sống tại nhà tái định cư Dịch Vọng, Đền Lừ, tới Báo Đầu tư Bất động sản cho biết, về mặt pháp lý, các quy định chỉ nêu thời gian bảo hành đối với công trình cấp đặc biệt và cấp một là không ít hơn 24 tháng, còn các công trình còn lại, thời gian bảo hành không ít hơn 12 tháng. Như vậy, nếu hợp đồng thi công với chủ đầu tư ban đầu, họ chỉ ký khoảng 12 tháng, thì gần như sẽ không phải chịu trách nhiệm gì cả. Bởi lẽ, tình trạng xuống cấp ít nhất phải từ 2 - 3 năm trở lên mới bộc lộ rõ.
Chính vì vậy, cư dân sống tại đây đã yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành “đại tu” dự án sau khi đưa vào sử dụng 2 - 3 năm và dự án có dấu hiệu xuống cấp. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn bỏ mặc và để công trình xuống cấp trầm trọng.
“Hãn hữu lắm mới thấy có người xuống kiểm tra lại tòa nhà, từ cái thang máy, đến các thiết bị báo động, cứu hỏa cũng như đèn đường, cửa kính khu vực sở hữu chung của tòa nhà. Tuy nhiên, đó mới chỉ là kiểm tra, để thay thế thì còn lâu. Chỉ khi cư dân kiến nghị gắt gao và phản ánh tới báo chí thì các thiết bị hỏng mới được thay. Nhưng có vẻ như ban quản lý tòa nhà và chủ đầu tư chỉ làm cho có, vì sau đó rất nhanh, đồ vừa mới thay lại hỏng. Do đó, khẩn thiết mong cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp cho vấn đề này, để tránh làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người sinh sống tại các khu tái định cư”, một cư dân sinh sống tại Tòa nhà N02, Khu tái định cư Dịch Vọng, Cầu Giấy bức xúc.
-
Nghi Sơn Central Park: Tiên phong kiến tạo biểu tượng sống cân bằng thiên nhiên và tiện ích -
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch chung TP. Biên Hòa, loạt dự án chính thức được gỡ vướng -
Lộ diện nhà đầu tư dự án khu đô thị gần 450 tỷ đồng ở Quảng Ngãi -
Quỹ đầu tư nước ngoài đưa bất động sản Việt lên đường đua ESG thế giới
-
Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng để thực hiện 4 dự án -
Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp cao -
Oriental Square giành cú đúp giải thưởng tại Vietnam Property Awards 2024 -
Chiến thắng của ThaiSquare The Merit tại Giải thưởng bất động sản danh giá -
"Xanh hóa" vật liệu - cách Essensia Sky kiến tạo giá trị bền vững -
Đà Nẵng đấu giá đất tại Tổ hợp thể thao giải trí, thương mại Hoà Xuân -
Chính thức khai trương Phu Long Pavilion và căn hộ mẫu Essensia Sky
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"