
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng thừa nhận, việc để hơn 15.000 lô đất tái định cư tại địa phương bị bỏ hoang, trong khi rất nhiều nơi đang “khát” đất là “điều hết sức bất cập”.


Trên thực tế, câu chuyện thừa đất tái định cư đã được Đà Nẵng nêu ra từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch sử dụng. Theo báo cáo phương án khai thác quỹ đất của TP. Đà Nẵng, TP có 22.510 lô đất chưa bố trí (15.258 lô đã có đất thực tế, 7.225 lô chưa có đất thực tế); đã bàn giao cho UBND các quận/huyện 4.773 lô. Bên cạnh đó, số lô đất mà Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đang quản lý song chưa có kế hoạch sử dụng là 16.614 lô (6.170 lô chưa có đất thực tế và 10.444 lô tái định cư đã có đất thực tế).
Không chỉ đất tái định cư, nhiều dự án chiếm “đất vàng” ở trung tâm TP. Đà Nẵng cũng bị bỏ hoang hơn chục năm qua. Điển hình là các dự án: Khu phức hợp văn phòng - căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian (số 84 - Hùng Vương); Trung tâm thương mại - căn hộ - khách sạn Đà Nẵng Center (số 8 - Hùng Vương); Trung tâm cao ốc phức hợp Nguyễn Kim Đà Nẵng (số 46 - Điện Biên Phủ)… Đà Nẵng không ít lần đã ra “tối hậu thư”, yêu cầu chủ đầu tư các dự án phải triển khai xây dựng, nếu không sẽ bị thu hồi; hoặc đã quy hoạch một số khu đất dự án chậm triển khai chuyển sang xây dựng công trình công cộng. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có nhiều biến chuyển.
Lý giải việc hàng ngàn lô đất tái định cư bị bỏ hoang, ông Tô Văn Hùng cho biết, trong công tác giải phóng mặt bằng, thường xảy ra tình trạng “thiếu chỗ này, thừa chỗ kia”, vì người dân luôn mong muốn tái định cư tại chỗ, chứ không muốn nhận đất ở nơi khác.
Cũng theo ông Hùng, việc điều chỉnh diện tích đất thu hồi với diện tích đất tái định cư sao cho phù hợp với chênh lệch hệ số K (hệ số điều chỉnh giá đất) giữa đất nội thành và ngoại thành đã là một khó khăn, mặt khác, thuyết phục người dân bị thu hồi đất ở quận nội thành tới tái định cư ở khu vực ngoại thành còn khó khăn hơn nhiều.
Để giải quyết bài toán thừa đất tái định cư, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng tham mưu Thành phố tiến hành hợp khối những lô liền kề nhằm tạo nên những khu đất lớn để có thể khai thác với mục đích khác hoặc đưa ra đấu giá. Đối với những khu vực lân cận, có thể áp dụng hình thức đền bù vị trí khác phù hợp cho người dân.
Với các khu đất lớn, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đang quản lý 321 khu với tổng diện tích hơn 2 triệu m2, trong đó, 185 khu đất với tổng diện tích hơn 1,2 triệu m2 đang được Thành phố dự kiến đưa vào khai thác. Theo kế hoạch, từ nay tới năm 2025, Đà Nẵng sẽ khai thác đấu giá quyền sử dụng 185 khu đất này. Tiêu chí cơ bản để đấu giá là phù hợp với quy hoạch, phù hợp với nhu cầu nguồn thu ngân sách trong lĩnh vực đất đai và đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.
Được biết, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã phê duyệt danh mục đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 với 12 khu đất (hơn 84.5000 m2) đã có chủ trương để đầu tư các công trình, dự án theo quy hoạch; đề xuất xin chủ trương đấu giá 1 lô đất lớn và 200 lô đất tái định cư. Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ trình danh mục các khu đất dự kiến đưa vào khai thác trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 (năm 2022 đưa vào khai thác 33 khu với hơn 142.000 m2; năm 2023 đưa vào khai thác 35 khu với hơn 163.000 m2, năm 2024 đưa vào khai thác 47 khu với hơn 211.000 m2).
UBND TP. Đà Nẵng đang xây dựng phương án sử dụng những khu đất trống và đất tái định cư để trình HĐND Thành phố thông qua, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực lớn về đất đai, tạo nguồn thu để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
-
Trung tâm thương mại chật vật để tồn tại -
Mỗi mét vuông chung cư gánh cả chục loại chi phí -
Năm 2025, chung cư bình dân tăng giá mạnh hơn chung cư cao cấp -
Lợi nhuận chủ đầu tư nhà ở xã hội hiếm khi đạt đủ 10% -
Sắp xuất bản Niên giám bất động sản công nghiệp Việt Nam lần 2 -
Chi tiền tỷ mua nhà cho thuê: Bỏ tiền chẵn, nhặt tiền lẻ -
Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ việc người dân đội mưa, đòi bàn giao nhà ở xã hội
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng
-
Cấp khống hàng chục ngàn Phiếu lý lịch tư pháp
-
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Trung Quốc: Công nghệ là động lực tăng trưởng của Thị trường STAR
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn