-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
Khi cả mạch máu tắc nghẽn, lại không có nguồn thức ăn, thì khó có giải pháp cứu cánh nào khả dĩ có thể gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản.
Thực tế, cả mạch máu lẫn nguồn thức ăn nuôi sống đều đang tắc, không ít doanh nghiệp bất động sản đang sống mòn, thậm chí có doanh nghiệp tồn tại dưới dạng “zombie” (xác sống). Đúng như lời chia sẻ gan ruột của một chủ đầu tư địa ốc trên địa bàn TP.HCM, rằng gần một năm qua, doanh nghiệp của ông đã cố hết sức, tìm mọi cách để duy trì vẻ ngoài bình thường, còn bên trong, tình hình cực kỳ bi đát và doanh nghiệp thực sự mất phương hướng.
Sự bế tắc của thị trường hiện chỉ là giọt nước tràn ly. Thực tế, thị trường đã khó khăn từ nhiều năm trước. Từ năm 2018 đến nay, do thủ tục pháp lý siết chặt, nên hàng trăm dự án bị ách tắc; nguồn cung sản phẩm nhà ở giảm mạnh, giá nhà tăng. Năm 2020 - 2021, thị trường điêu đứng vì dịch bệnh, doanh nghiệp cạn kiệt nguồn lực.
Báo cáo của Bộ Xây dựng phục vụ Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chủ trì, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, đã cơ bản khái quát được những nguyên nhân dẫn đến khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải.
Đó là những vướng mắc liên quan đến thể chế, quy định pháp lý; khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội. Đó là khó khăn về nguồn vốn tín dụng, về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đó còn là tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của người tổ chức thực thi pháp luật tại địa phương… Và tất yếu, đó còn là những thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, doanh nghiệp.
Thực ra, không phải đến bây giờ, thực trạng của thị trường bất động sản và những nguyên nhân, giải pháp… mới được đưa ra mổ xẻ. Nhưng có lẽ, quan trọng là phải đánh thức được niềm tin và củng cố thêm niềm tin vào thị trường bất động sản, bởi điều mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần nhất lúc này là những cam kết về chính sách và hành động thực sự, chứ không chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng hay kiến nghị, đề xuất.
Trước khi Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững diễn ra, ở cấp địa phương như TP.HCM cũng đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, làm việc giữa lãnh đạo Thành phố với cộng đồng doanh nghiệp, xem đó như là sự kiện thường niên. Doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng cảm nhận được quyết tâm rất cao của lãnh đạo TP.HCM trong việc giải quyết những vướng mắc trên thị trường địa ốc. Song, đại diện một doanh nghiệp (xin được giấu tên) chia sẻ rằng, sau các cuộc đối thoại này, những ách tắc, thậm chí các dự án cụ thể được yêu cầu phải khơi thông ngay vẫn rơi vào… bế tắc, do có những vướng mắc nằm ngoài thẩm quyền xử lý của địa phương.
Còn ở cấp trung ương, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt gồm lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, những cuộc họp trực tiếp với các địa phương cùng đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội cũng đã diễn ra với tần suất dày đặc. Mới đây nhất, tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, lãnh đạo cơ quan này cho hay, sẽ tiếp thu và nghiên cứu, nhưng rất khó đưa ra cơ chế riêng, vì bất động sản không phải là lĩnh vực ưu tiên. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp địa ốc vẫn phải chờ trong trạng thái sốt ruột và lo lắng!
Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đang kỳ vọng rất lớn vào Hội nghị trực tuyến do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Theo đó, doanh nghiệp mong sớm có những giải pháp cụ thể, những chính sách được thiết kế tổng thể sau khi các cơ quan quản lý đã đánh giá chi tiết và phân loại tình trạng pháp lý của dự án bất động sản, cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp.
Với thị trường bất động sản, cơ chế, chính sách lúc này là rất quan trọng. Cùng với những hành động cụ thể, một khi chính sách được mở, sẽ lập tức kích hoạt dòng vốn lưu thông, các dự án vướng thủ tục, dự án đang xây dựng dở dang cũng sẽ sớm vận hành trở lại. Khi đó, mạch máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp địa ốc sẽ hết tắc, nguồn thức ăn nuôi dưỡng sẽ dồi dào và tất yếu, niềm tin thị trường sẽ được đánh thức.
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Qua một buổi triển lãm, nhiều điểm mạnh yếu của doanh nghiệp Việt dần bộc lộ -
Hà Nội lọt Top 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024 -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử