-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Giá bất động sản khu vực Hòa Lạc và một số huyện chuẩn bị thành quận của Hà Nội đã bị đẩy lên cao hơn thực tế, nên khó có thể tăng cao vào thời điểm này. |
Ăn theo quy hoạch, rao bán giá cao
“Dự án Đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc khai sáng miền đất Hòa Lạc” là tựa đề mới nhất trong rao bán đất nền phân lô hơn 4.500 m2 khu nông lâm Phú Cát, Quốc Oai, Hà Nội của một chủ đầu tư. Các sàn giao dịch bất động sản cũng tung ra thông tin về việc Vingroup xây dựng tuyến metro Văn Cao - Hòa Lạc, UBND TP. Hà Nội công bố Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 tỷ lệ 1/10.000, các Dự án sẽ được triển khai quanh khu vực Hòa Lạc để mời gọi đầu tư bất động sản.
Hai tuần sau khi UBND TP. Hà Nội trình Chính phủ Dự án Đường sắt đô thị tuyến số 5: Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc, giá đất khu vực Hòa Lạc đã được môi giới tăng thêm 1-2 triệu đồng, nhưng thanh khoản không nhiều.
Ở xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, nơi xảy ra cơn sốt ảo cục bộ vào tháng 3/2020, mức giá rao bán hiện khoảng 5-10 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Ở khu vực Vai Déo, Phù Cát (huyện Quốc Oai), hay đường ven Tỉnh lộ 420 gần trung tâm huyện Thạch Thất, giá đất được rao bán từ 10 - 18 triệu đồng/m2. Khu vực tái định cư Đại học Quốc gia được chào mời 9 triệu đồng/m2 với mảnh đất trên 120 m2, khoảng 10 - 11 triệu đồng/m2 với mảnh 120 m2.
“Trước khi công bố các thông tin trên, giá đất ở khu vực Hòa Lạc đã được đẩy lên cao, nhiều nhà đầu tư đã lướt sóng kiếm lời, nên đến giờ, giá bán cũng khó đẩy cao hơn nữa. Thực tế cho thấy, cũng ít người hỏi mua đất, ít người bán được đất”, anh Phùng Công Tài, nhân viên một sàn giao dịch bất động sản ở khu vực này cho biết.
Khảo sát ở Sàn giao dịch bất động sản Hòa Lạc Land cho thấy, đất tại Hòa Lạc có 3 loại phổ biến: đất thổ cư hiện có giá giao dịch khoảng 23 - 25 triệu đồng/m2; đất tái định cư, đất dịch vụ có mức giá dao động từ 10- 17 triệu đồng/m2 tùy vị trí; đất tại các dự án được mở bán trong vòng một năm trở lại đây có giá trung bình 12 - 17 triệu đồng/m2.
Tiềm năng tăng giá trong dài hạn
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giá bất động sản khu vực Hòa Lạc và một số huyện chuẩn bị thành quận của Hà Nội đã bị đẩy lên cao hơn thực tế, nên khó có thể tăng cao vào thời điểm này. “Đất Hòa Lạc hiện ăn theo quy hoạch, chỉ tăng vài phần trăm là cùng, tăng tới 10% trong 1 - 2 tháng, thậm chí 1 năm tới là điều khó xảy ra, nếu có chỉ là chiêu thổi giá của cò đất”, ông Đính nhận định.
Trong ngắn hạn, giá bất động sản Hòa Lạc khó có thể tăng cao do hạ tầng chưa hoàn thiện, quỹ đất còn rất lớn. Nhưng về dài hạn 10-20 năm, Hòa Lạc sẽ là khu vực có tiềm năng phát triển mạnh.
Theo TS-KTS Hoàng Hữu Phê, trong lộ trình phát triển, Hòa Lạc sẽ trở thành một thành tố chính trong nền kinh tế tri thức của Thủ đô Hà Nội. Không khó để dự đoán, thị trường bất động khu vực này sẽ phát triển mạnh trong tương lai, giá trị các sản phẩm bất động sản cũng sẽ tiếp tục tăng.
“Hòa Lạc sẽ là một Mỹ Đình 3 trong ít nhất 10-15 năm nữa. Đó là thời điểm mà kết nối giao thông đến Hòa Lạc hoàn thiện, hạ tầng nội khu hoàn chỉnh và kết nối khắp nơi, là thời điểm mà Hòa Lạc đã định hình như một Thành phố sáng tạo mới. Vì vậy, nếu đầu tư bất động sản ở Hòa Lạc, phải có tầm nhìn dài hạn, có nguồn tài chính lớn, ổn định để đầu tư lâu dài”, tổng giám đốc một công ty bất động sản nhận định.
Báo cáo thị trường bất động sản quý III/2020 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam ghi nhận, hiện tượng các nhà đầu tư xuất hiện tại các vùng nông thôn đã khiến cho đất đai làng trên xóm dưới sôi động, nhộn nhịp, giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Đã xuất hiện nghịch lý là, giá đất trong một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng loanh quanh ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2, nhưng đất trong làng không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị có giá chào bán 20-30 triệu đồng/m2.
“Giá đất tại các địa phương bị đẩy lên cao đã làm chùn bước sự quan tâm của các nhà phát triển bất động sản. Đã có hiện tượng doanh nghiệp lớn rút lui sau khi vừa mới đăng ký tham gia nghiên cứu đầu tư tại những khu vực này”, Hội Môi giới bất động sản đánh giá.
-
Xác định vị trí đặt két sắt hợp phong thủy -
Ứng dụng phong thủy trong kinh doanh: Yếu tố Thiên, Địa -
B+H hợp tác cùng Surbana Jurong thực hiện các dự án mới trên toàn cầu -
Chung cư hạng sang, hành lang "mét mấy"? -
Tầm quan trọng của phong thủy trong hoạt động kinh doanh -
Tòa nhà hơn 7.000 cây xanh: Từ bản vẽ đến hiện thực -
Xem ngày đẹp để định tốt xấu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025