-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Giá cát tăng mạnh thời gian qua khiến nhiều nhà thầu như ngồi trên lửa. Ảnh: Việt Dũng |
Giá tăng chóng mặt
Cách đây chưa đầy 1 tháng, giá cát tại thị trường TP.HCM chỉ dao động khoảng từ 150.000 - 250.000 đồng/m3. Cụ thể, giá cát xây tô ở mức 190.000 đồng/m3, cát bê tông khoảng 250.000 đồng/m3, thấp nhất là cát san lấp với giá 150.000 đồng/m3.
Tuy nhiên đến nay, giá cát tại thị trường đã tăng mạnh với tốc độ chóng mặt, khiến các đại lý vật liệu xây dựng và các nhà thầu xây dựng không khỏi ngỡ ngàng.
Theo khảo sát của Đầu tư Bất động sản, giá cát xây tô hiện ở mức 400.000 đồng/m3, giá cát san lấp đã lên tới 230.000 đồng/m3, riêng cát bê tông tăng gấp đôi so với trước, khoảng 450.000 đồng/m3. Điều đáng nói là tình trạng tăng giá chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong vai người có nhu cầu đi mua cát, phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản tìm hiểu tại một số cửa vàng vật liệu xây dựng, thì đều nhận được câu trả lời từ các cửa hàng là do nguồn cung khan hiếm.
“Giờ cát rất khan hiếm, nếu có nhu cầu thì nên mua ngay chứ một thời gian nữa giá sẽ càng lên. Do các cơ quan chức năng đã mạnh tay với cát tặc, hơn nữa, các điểm được cấp phép khai thác, nạo vét cũng bị tạm dừng để rà soát lại, nên nguồn cung giảm đi nhiều. Nhiều khi còn không có hàng để nhập đâu em ạ”, một chủ cửa hàng giải thích.
Để tìm câu trả lời có đúng cát khan hiếm như lời các cửa hàng nói hay không, chúng tôi tìm đến một số vựa cát tại Đồng Nai để tìm hiểu. Tuy nhiên, điểm chung của các chủ bãi ở đây là họ không mấy mặn mà với khách.
Chia sẻ với chúng tôi, một lái xe chuyên chở cát tại bến cho biết: “Họ đang găm hàng đấy. Từ đầu tháng đến nay, chủ các bãi ở đây không vội vàng đẩy hàng đi, vì theo họ giá cát sẽ còn tăng trong nay mai”.
Trước cơn sốt giá của thị trường cát trong thời gian gần đây, một số chuyên gia cho rằng, đúng là một phần do nguồn cung cát bị thiếu hụt do việc ngăn chặn khai thác cát trái phép, song việc thiếu hụt này chưa đến mức “sốt” giá quá lớn. Nhiều khả năng đây là hiện tường đầu cơ làm giá, gây bất ổn thị trường.
Nhà thầu điêu đứng
Hiện đang là giai đoạn cao điểm của ngành xây dựng, các mặt hàng vật liệu phục vụ cho ngành xây dựng như cát, gạch, xi măng, thép… luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhưng việc giá cát tăng chóng mặt như hiện nay là điều bất thường và khiến không ít nhà thầu đứng ngồi không yên.
Các doanh nghiệp cho rằng, giá cát đang "làm khó" nhà thầu lẫn chủ cửa hàng vật liệu xây dựng, bởi phải đáp ứng những đơn đặt hàng khách đã đặt trước đó.
Một chủ thầu trên đường Lê Văn Việt (quận 9) cho biết, cát chiếm khoảng 40 - 60% khối lượng công trình. Việc khan hiếm lẫn tăng giá đột biến tác động không nhỏ tới tiến độ công trình, cũng như lợi nhuận của nhà thầu.
Khi cát bắt đầu tăng giá, tôi đã thương lượng lại với chủ nhà về mức thỏa thuận ban đầu. Tuy nhiên, chủ công trình cũng chỉ chia sẻ chứ không đồng ý thay đổi giá toàn bộ, nên nếu tình trạng này kéo dài, không những không có lời, mà nguy cơ sẽ phải bù lỗ”, chủ thầu này cho biết.
Cũng chung cảnh ngộ, anh Hoàng Văn Thái, đại diện một nhà thầu xây dựng dân dụng tại quận Gò Vấp chia sẻ, những nhà thầu xây dựng nào đang thi công dở các công trình lớn mà nguồn cung ổn định và được đảm bảo giá thì còn đỡ. Với các nhà thầu nhỏ, đang thi công các công trình trung bình và nhỏ cực kỳ điêu đứng với sự tăng vọt của giá cát.
“Chúng tôi trở tay không kịp với biến động của giá cát hiện nay. Quá trình trộn vữa bê tông không thể thiếu cát và đây cũng là công đoạn không thể dừng của bất kỳ công trình xây dựng nào. Với sự tăng giá cát đến chóng mặt như hiện nay, chắc chắn chi phí của các công trình sẽ phải đội lên ít nhất 10%. Trong khi các hợp đồng đã được ký trọn gói với chủ đầu tư, nhà thầu nhỏ xác định thi công đủ vốn, thậm chí lỗ với tình thế này”, anh Thái than thở.
Để ứng phó với cơn “bão giá” này, chúng tôi đề cập tới phương án tìm nguồn vật liệu thay thế, nhưng đại diện các nhà thầu đều “lắc đầu”.
Bởi theo chia sẻ của một nhà thầu tại quận Thủ Đức, giá cát nhân tạo vốn dĩ đã rất cao, thường không phải là lựa chọn phổ biến để xây dựng công trình trung bình và nhỏ. Hơn nữa, đối với các công trình đang thi công, việc thay thế vật liệu là điều cực kỳ tối kỵ, vì tính an toàn và đồng bộ.
Trong khi giá cát tăng chóng mặt, thì những vật liệu khác lại không biến động nhiều. Tại các cửa hàng vật liệu ở khu vực quận 10, TP.HCM, giá gạch ống ở mức 1.120 - 1.250 đồng/viên, đá đen 295.000 đồng/m3, xi măng 75.000 - 90.000 đồng/50kg...
-
Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ "chạy sô" dọn nhà thuê dịp Tết -
Cư dân Marina Complex và Ngô Quyền Shopping Street “bất ngờ” nhận quà Tết từ Đất Xanh Miền Trung -
Tết thêm "tròn" khi con hiểu về truyền thống -
Cư dân Vinhomes Gardenia tận hưởng "Mùa Xuân đầu tiên" -
Quá tải dịch vụ dọn nhà đón Tết -
Sẽ kiểm tra toàn diện nguồn nước chung cư -
Kiếm tìm tình yêu
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi