-
CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,88% -
CPI tháng 9/2024 tăng 0,29% -
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 6.000 tỷ đồng -
Giá xăng giảm sau 2 lần tăng liên tiếp -
Hơn 200 thương hiệu tham gia METALEX Vietnam 2024 -
UKVFTA “bắc cầu” cho hàng Việt sang Anh quốc
Cát xây dựng ở Quảng Bình chủ yếu khai thác trên các dòng sông. (Ảnh: Trang Trang/Vietnam+)
Trong hoàn cảnh như vậy, tỉnh đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhưng dường như vẫn chưa có thể “giảm nhiệt” được vấn đề này ngay lập tức.
Thực trạng báo động
Cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có giá trung bình từ 300.000 đến 350.000 đồng/m3, tăng gấp ba lần so với giai đoạn trước Tết Nguyên đán và cao nhất từ trước đến nay.
Giá cao nhưng cát xây dựng đang rất khan hiếm, nên để đảm bảo thời gian thi công công trình, nhiều công ty và nhà thầu xây dựng phải chạy mua cát từ tỉnh Quảng Trị ra với chi phí tăng thêm từ 100.000 đến 150.000 đồng/m3.
Ông Nguyễn Tấn Hưng, Giám đốc Công ty Vật liệu xây dựng Hưng Phát đóng ở phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới cho biết nguồn cung gần như bị “đóng cửa” khiến người xây dựng phải “chạy” từng xe cát cho công trình.
“Chúng tôi là đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng nhưng tìm nguồn cát trên địa bàn không ra trong khi nhu cầu xây dựng vào mùa nên cao lắm. Để giải quyết khó khăn, Công ty đã phải vào tận tỉnh Quảng Trị mua cát để bán nhưng giá cát cao quá nên nhiều người không theo nổi. Một số công trình xây dựng vì vậy đã có dấu hiệu tạm dừng hoặc thi công cầm chừng nhằm đợi giá cát 'hạ nhiệt'," ông Hưng cho biết thêm.
Nói về tình hình khó khăn hiện nay ở tỉnh, ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình cho biết giá cát lên cao và liên tục “cháy” hàng nên công tác xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không những vậy, cát xây dựng đang bán trên thị trường tỉnh hiện nay đa phần đều không có hóa đơn, chứng từ nên việc quyết toán tài chính trong thực hiện nghiệm thu công trình cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Trước vấn đề giá cả tăng cao và hiếm gây ảnh hưởng đến xây dựng các công trình nên một số đơn vị như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây dựng Tiến Phát, Công ty Xây dựng Trường Thịnh, Ủy ban Nhân dân xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa… đã gửi công văn phản ánh sự việc và “cầu cứu” Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình.
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cũng đã có công văn trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh về vấn đề này, ông Quyết cho biết.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiến Hóa Cao Văn Trúc chia sẻ việc thiếu cát trên địa bàn là đáng báo động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng các công trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, trong đó, có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ximăng, sắt, thép… và các điều kiện khác để làm đường giao thông nông thôn đều đã được chuẩn bị sẵn nhưng việc thiếu cát xây dựng đã buộc phải dừng lại chờ.
Chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng “sốt giá” và “cháy hàng” cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nguyên nhân chính của việc này được nhiều chuyên gia, cán bộ có chức năng ở tỉnh đồng tình cao là do lần đầu tiên, một lượng cát xây dựng rất lớn ở tỉnh Quảng Bình đã chảy ra ngoài tỉnh để phục vụ cho việc xây dựng dự án Nhà máy luyện thép Formosa ở Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) gây nên tình trạng lệch cán cân cung-cầu và gây tăng giá liên tục.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác được đánh giá là không kém phần quan trọng gây trên tình trạng trên là do một thời gian dài, tỉnh Quảng Bình nằm trong quy hoạch có đến 29 mỏ cát xây dựng nhưng chỉ có một mỏ được cấp phép, hai mỏ còn lại đang trong thời gian thăm dò khai thác nên lượng cát xây dựng phục vụ thị trường chiếm phần lớn là cát lậu.
Vì lẽ đó nên khi tỉnh Quảng Bình thực hiện ra quân chấn chỉnh tình trạng khai thác cát tràn lan, các nguồn cát lậu bị chặn lại trong khi nguồn cát từ các mỏ hợp pháp thì không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu thị trường nên gây nên tình trạng trên.
Ông Trương An Ninh, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, cho biết tỉnh đã đẩy mạnh kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân; chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra nguồn cung nhằm hạn chế tối đa tình trạng thất thoát tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn.
Cùng với đó, tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường tăng cường công tác tham mưu để đẩy mạnh việc cấp phép khai thác mỏ cát; tổ chức thăm dò và hoàn thiện quy hoạch mỏ để tiến tới chọn điểm tổ chức đấu giá khai khoáng nhằm đảm bảo tính công bằng, văn minh cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường về cát xây dựng hiện nay.
Nằm trong lộ trình bình ổn giá, giải quyết nguồn cung cát xây dựng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa ra quyết định cấp một mỏ khai thác cát xây dựng gần 2ha ở huyện Quảng Trạch.
Tuy nhiên, mỏ khai thác được cấp mới cũng chưa thể “giảm nhiệt” nhu cầu cát xây dựng hiện nay ở tỉnh Quảng Bình./.
Vietbuild Hà Nội 2014: Bất động sản lép vế! (Baodautu.vn) Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2014 diễn ra từ ngày 26 đến 30/3/2014 tại Trung tâm Triển lãm Việt Nam, số 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. |
Trang Trang (Vietnam+)
-
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 6.000 tỷ đồng -
Tinh hoa làng nghề Việt hội tụ giữa lòng Thủ đô -
Giá xăng giảm sau 2 lần tăng liên tiếp -
Hơn 200 thương hiệu tham gia METALEX Vietnam 2024 -
Xăng dầu đồng loạt giảm giá -
Rau quả xuất sang Trung Quốc sớm chạm mốc 4,5 tỷ USD -
Xuất khẩu gỗ, nội thất giai đoạn cuối năm khó đoán định
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024