-
Thành phố Huế dự thảo cơ chế hỗ trợ các dự án nhà ở xã hội
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc -
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới
Khách hàng bức xúc vì bị bán thông tin
Mới đây, anh Phạm Văn Hùng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã tìm đến văn phòng luật sư nhờ tư vấn thủ tục khởi kiện một doanh nghiệp bất động sản bán thông tin của mình ra ngoài. Cụ thể, năm 2016, anh mua căn hộ tại dự án trên đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Căn hộ này đứng tên vợ anh - chị Nguyễn Thị Thắm, nhưng để tiện liên hệ, trao đổi với phía chủ đầu tư, anh Hùng vẫn ghi số điện thoại của mình trên hợp đồng mua bán.
![]() |
Thông tin khách hàng bị bán ra nhiều nhất nằm ở khối ngân hàng, nhưng gần đây, khối bất động sản lại đang đứng đầu |
“Sau đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc, bảo hiểm, nhà hàng… liên tục gọi tới số điện thoại của tôi mời mua sản phẩm, nhưng họ chỉ biết tên vợ tôi chứ không biết tên tôi. Điều này chứng tỏ, công ty địa ốc này đã bán thông tin của tôi cho các doanh nghiệp khác”, anh Hùng bức xúc.
Cũng giống anh Hùng, chị Trần Ngọc Hân (quận 3, TP.HCM) cho biết đã phải bỏ số điện thoại vì bị quá nhiều nhân viên môi giới gọi tới mời mua dự án, bảo hiểm…
Cuối năm 2017, chị Hân mua căn hộ tại quận 9. Sau đó không lâu, nhiều doanh nghiệp liên tục gọi điện mời chị mua đất nền, chung cư... Đáng nói là, trước khi mua căn hộ nói trên, chị không hề nhận được các cuộc điện thoại như thế. Những thông tin mà chị đưa ra khi ký hợp đồng mua căn hộ như họ tên, địa chỉ… đều được nhân viên môi giới đọc chính xác.
Những câu chuyện như của anh Hùng, chị Hân đang rất phổ biến. Ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Công ty H.T.L (quận Bình Thạnh, TP.HCM) thừa nhận, việc khách hàng bị bán thông tin là có thật.
Doanh nghiệp “đau đầu” kiểm soát thông tin
Trước sự việc bị “tố” vì bán thông tin khách hàng, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, tổng giám đốc doanh nghiệp địa ốc mà anh Hùng phản ánh bày tỏ, chính ông cũng “đau đầu” về vấn đề này. Công ty đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn tình trạng bán thông tin khách hàng, nhưng vẫn không thể kiểm soát được.
Vị tổng giám đốc này cho biết, doanh nghiệp của ông có khoảng 2.000 nhân viên bán hàng. Dữ liệu khách hàng của Công ty được phân bổ cho các nhân viên để chăm sóc và mời mua các dự án mới.
“Nếu không được tiếp cận thông tin, nhân viên kinh doanh không thể hoàn thành thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, số lượng nhân viên quá nhiều, nên Công ty không thể biết chính xác ai là người bán thông tin khách hàng. Doanh nghiệp không bao giờ muốn bán thông tin của khách, nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả”, vị lãnh đạo này nói.
Theo luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TP.HCM), việc khởi kiện doanh nghiệp bán thông tin khách hàng không đơn giản, do rất khó thu thập được chứng cứ. “Tôi đã từng thụ lý vụ việc như trên. Dù biết các thông tin của mình như số điện thoại, tên, địa chỉ và cả mức thu nhập… bị công ty địa ốc bán ra, nhưng khách hàng không thể chứng minh cụ thể”, luật sư Phượng nói.
Về phía các doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty Hà Đô 756 Sài Gòn cho biết, việc mua bán thông tin khách hàng của ngành bất động sản đã có từ nhiều năm. Câu chuyện này bắt nguồn từ áp lực tìm khách hàng mới của đội ngũ nhân viên môi giới, kinh doanh. Theo đó, một trong những giải pháp để nhanh chóng có danh sách khách hàng mới là mua hoặc trao đổi thông tin với những đồng nghiệp khác.
Cũng theo ông Tuấn, trước đây, thông tin khách hàng bị bán ra nhiều nhất nằm ở khối ngân hàng, nhưng gần đây, khối bất động sản lại đang đứng đầu.
“Theo tôi, khối ngân hàng quản lý và ngăn chặn được việc bán thông tin khách hàng, thì khối bất động sản cũng có thể làm được, vấn đề là doanh nghiệp có cương quyết thực hiện hay không. Đặc biệt, các quy định của pháp luật về việc bảo mật thông tin của khách hàng và người dân cần có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”, ông Tuấn nói.
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc -
Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia; Bất động sản công nghiệp đối phó bão thuế quan -
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Chung cư cũ tại Hà Nội: Đắt nhưng không “xắt ra miếng” -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới
-
BCI ra mắt Solartech Indonesia 2025
-
SUEZ đưa vào vận hành nhà máy khử mặn nước biển bằng màng lọc công nghiệp lớn nhất Trung Quốc
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Marriott International sẽ mua lại thương hiệu citizenM
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)