
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Dự báo nhiều công ty niêm yết mới và số doanh nghiệp lên niêm yết trong quý IV sẽ nhiều hơn quý III.Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Đó là chia sẻ của bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc Sở GDCK TP. HCM (HOSE) tại buổi gặp mặt báo chí thường kỳ quý IV của Sở.
Theo lãnh đạo HOSE, tính đến ngày 30/9/2015, trên sàn HOSE, có 350 mã chứng khoán niêm yết; trong đó có 310 mã cổ phiếu, 39 mã trái phiếu và 1 chứng chỉ quỹ ETF, với tổng khối lượng là 40,7 tỷ chứng khoán, trị giá gần 415.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, có 17 công ty lên niêm yết với khoảng hơn 2.114 tỷ chứng khoán mới. Riêng quý III, HOSE có 10 đơn vị niêm yết mới với gần 1,1 tỷ chứng khoán (bao gồm có phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Vingroup). Và chỉ trong những ngày đầu tháng 10, HOSE đã đón thêm 2 đơn vị mới lên sàn là CTCP Phân bón Bình Điền và CTCP Nafoods.
Quý III vừa qua cũng là quý ghi nhận 69 đợt phát hành niêm yết bổ sung, gấp 2,5 lần so với quý II (28 đợt). Tuy nhiên, khối lượng cổ phiếu lại chỉ bằng một nửa quý II với khoảng 1,6 tỷ cổ phiếu. Đối với hoạt động phát hành huy động vốn, số đợt phát hành trong quý đạt 21 đợt, với số lượng 520 triệu cổ phiếu, thu về 5.384 tỷ đồng cho các doanh nghiệp. Theo HOSE, từ nay tới cuối năm, chắc chắn còn rất nhiều doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu và hy vọng số vốn huy động được cũng nhiều hơn quý III.
Về hoạt động đấu giá cổ phần, trong quý III, có 14 đợt đấu giá trên Sở, nhiều hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái và 2 quý đầu năm 2015. Tuy nhiên, giá trị đấu giá lại thấp hơn cùng kỳ do không có những đợt IPO những doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn như Vinatex, Vocarimex, Vietnam Airlines… trong cùng kỳ.
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang vào giai đoạn nước rút và theo tính toán của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì muốn hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp Nhà nước, mỗi ngày phải hoàn thành cổ phần hóa 2 doanh nghiệp. Nhìn vào lịch đăng ký đấu giá trên website của HOSE, có thể thấy tình hình đấu giá cổ phần từ nay đến cuối năm sẽ rất sôi động.
Bà Đào cũng cho biết, theo Quyết định 51/2014 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK trong vòng 1 năm kể từ khi hoàn thành cổ phần hóa, vì vậy, trong thời gian tới, số lượng doanh nghiệp niêm yết mới sẽ còn tăng lên. Việc các doanh nghiệp Nhà nước niêm yết cũng là biện pháp giúp cải thiện vốn hóa thị trường, gia tăng hàng hóa trên TTCK. Trong quý, HOSE sẽ tổ chức nhiều đoàn công tác tới các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hồ sơ niêm yết.
“Hy vọng, cuối năm nay, đầu năm sau, HOSE sẽ đón nhận thêm nhiều công ty niêm yết mới và số doanh nghiệp lên niêm yết trong quý IV sẽ nhiều hơn quý III”, bà Đào nói.
Trong quý III, tổng giá trị giao dịch trên HOSE đạt 137.664 tỷ đồng, cao hơn 40.428 tỷ đồng so với quý I và cao hơn 25.174 tỷ đồng so với quý II. Về khối lượng giao dịch, mỗi ngày có hơn 119 triệu chứng khoán được giao dịch với giá trị bình quân đạt hơn 2.118 tỷ đồng, thấp hơn so với mức bình quân năm trước (2.171 tỷ đồng/ngày) và HOSE kỳ vọng, chỉ số này sẽ được cải thiện trong quý IV.
Đối với hoạt động NĐT nước ngoài, số liệu thống kê của HOSE cho thấy, trong suốt một năm qua, cán cân giao dịch mua bán của NĐT nước ngoài giữ ở trạng thái khá cân bằng. Khối lượng mua và bán đều giữ ở mức trên 10% so với khối lượng giao dịch toàn thị trường.
![]() |
Quý III vừa qua, NĐT nước ngoài mua vào 619 triệu chứng khoán với giá trị 17.893 tỷ đồng, trong khi lượng bán ra khoảng 631 triệu chứng khoán với trị giá 18.558 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch của NĐT nước ngoài chiếm khoảng 8% so với toàn thị trường trong quý và bán ra khoảng 8,15% so với toàn thị trường trong khi giá trị giao dịch là 13% và bán ra là 13,48%.
Trong quý III vừa qua, HOSE ký kết hợp đồng sử dụng chuẩn phân ngành GICS với MSCI và ra mắt chỉ số ngành dựa trên chuẩn GICS dự kiến vào tháng 1/2016, thực hiện xây dựng Đề án Chỉ số xanh – Phát triển bền vững.
-
12 nhiệm vụ của ngành xây dựng trong năm 2016 -
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sức cạnh tranh sản phẩm bất động sản, xây dựng còn yếu -
Bất động sản “ngán” nhà đầu tư thứ cấp -
Bất động sản Hà Nội: Khó lường tại phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề -
Hà Nội đón thêm gần 25.000 căn hộ cao cấp -
TP. HCM: Hơn 37.000 căn hộ vừa gia nhập thị trường -
Căn hộ thông minh đánh trúng nhu cầu người sành điệu
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới