
-
Gia đình đông con sắp được hưởng ưu đãi nhà ở xã hội?
-
Dự án nhà ở xã hội chậm triển khai, Bình Định cân nhắc gia hạn hoặc thu hồi
-
Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương tăng tốc triển khai nhà ở xã hội
-
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê -
TP.HCM xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội -
Bất động sản Thái Bình hưởng lợi gì sau khi hợp nhất với “thủ phủ” công nghiệp Hưng Yên -
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội
Theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản 9 tháng năm 2016 tại TP.HCM của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện tại, toàn Thành phố chỉ có 8 dự án nhà ở xã hội với giá bán dưới 1 tỷ đồng/căn. Chính vì số lượng dự án ít, trong khi nhu cầu lại cao, khiến các dự án được mở bán chỉ trong thời gian ngắn đã hết hàng. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng có căn hộ khang trang sạch sẽ để an cư, người mua nhà lại rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười.
Có thể kể đến sản phẩm tại Dự án The Easter City (đường Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư. Được chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và đưa vào khai thác cuối năm 2015, nhưng chỉ sau vài tháng, khách hàng đã phát hiện hàng loạt dấu hiệu kém chất lượng.
![]() |
. |
Trước tình trạng xuống cấp của dự án, người dân liên tục gửi đơn tố chất lượng nhà tại đây. Vào giữa tháng 8/2016, theo khiếu nại được hàng trăm cư dân tại đây cùng ký để phản ánh chất lượng chung cư này, thì gạch lát nền cả trong nhà và hành lang bị vỡ, bong tróc, nhiều vách tường xuất hiện vết nứt, bê tông bong tróc, cả bên trong và phía ngoài các căn hộ. Ngoài ra, trần nhà và tường cũng bị thấm nước ố vàng khắp nơi, nhiều nơi nước rỉ ra từ những kẽ nứt đọng lênh láng. Cùng với chất lượng nhà thấp, thang máy cũng liên tục hỏng, không thể sử dụng khiến những người dân ở tầng cao phải đi bộ lên căn hộ của mình.
Trước thực trạng trên, bà Trần Thị Huyền My, Phó tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai cho biết, Công ty đã xin lỗi người dân tại Dự án The Easter City và nhận trách nhiệm. Theo bà My, vì công tác sửa chữa chậm và không triệt để nên đã gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của cư dân. “Chúng tôi cam kết khắc phục ngay các hạng mục còn khiếm khuyết không để người dân phải than phiền về chất lượng công trình”, bà My nói.
Một doanh nghiệp chuyên về nhà ở thu nhập thấp như Công ty cổ phần Tư vấn - thương mại - dịch vụ địa ốc Hoàng Quân cũng bị người mua nhà tố chất lượng. Đơn cử, tại khu Dự án HQC Plaza (huyện Bình Chánh), vào tháng 5/2016, người mua nhà đã tố cáo việc vì chậm tiến độ bàn giao nhà, nên dù chưa xây dựng xong, nhưng chủ đầu tư vẫn đẩy khách hàng vào ở. Sự vội vã đó đã khiến cư dân được phen hú vía vì hỏa hoạn do chập điện. Sau đó, nhiều người ở căn hộ từ tầng 11 trở lên ở block 4 đã phải di dời, để chủ đầu tư sửa chữa.
Với những dự án được thực hiện bởi chủ đầu tư kém năng lực, khách hàng còn kém may mắn hơn. Chẳng hạn, sau khi chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội giá rẻ, Dự án Khu căn hộ cao tầng 584 Tân Phú do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 làm chủ đầu tư, do kém năng lực nên năm 2015 đã bị UBND TP.HCM ra quyết định đình chỉ thi công. Chắc chắn, việc thương thảo để đảm bảo quyền lợi cho những khách hàng đã trót đặt cọc mua nhà sẽ lại là câu chuyện dài kỳ.
Tổng giám đốc một công ty địa ốc lớn tại TP.HCM (yêu cầu không nêu tên) cho rằng, các dự án giá rẻ thường được chuyển đổi từ nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội trong khoảng thời gian thị trường gặp khó khăn. Đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, việc tính toán suất đầu tư chưa chính xác, dễ xảy ra phát sinh chi phí không lường trước, khó khăn khi thực hiện các hạng mục như cam kết, buộc lòng họ phải tiết giảm những tiện ích công cộng.
Vẫn theo ý kiến trên, hiện tượng thang máy thường xuyên hỏng tại các chung cư này là do các chủ đầu tư tiết giảm chi phí bằng cách cắt bớt số lượng thang máy cần phải lắp đặt. Trong khi, 1 thang máy chỉ có thể đáp ứng 80 - 100 hộ, nhưng hầu hết các dự án, tần suất sử dụng thang máy tăng lên hơn gấp đôi, khi 180 - 200 chung nhau 1 thang.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, hiện là giảng viên Khoa Xây dựng, Trường đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, không thể phủ nhận chủ đầu tư đã phạm lỗi khi vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng tại các dự án nhà ở thu nhập thấp, nhưng cơ quan chức năng cũng phải có trách nghiệm liên đới khi nghiệm thu. Có thể nói, sự vô trách nhiệm đó đã tiếp tay cho những chủ đầu tư đặt lợi ích kinh tế cao hơn uy tín của doanh nghiệp và tính mạng của người dân.
-
Hà Nội quy định các trường hợp đủ điều kiện nhận bồi thường bằng đất -
Doanh nghiệp TP.HCM thừa quỹ đất, nhưng “đói” dự án mới -
Vinhomes xây 500.000 căn nhà ở xã hội, giá bán từ 300 - 950 triệu đồng/căn -
Sớm định danh bất động sản du lịch -
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Bất động sản là ngành quan trọng của nền kinh tế -
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái về đích, bất động sản hưởng lợi -
Chi hơn 100 tỷ cho mỗi dinh thự hàng hiệu để phục vụ giới siêu giàu Việt
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Shanghai Electric nỗ lực trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, thúc đẩy sự hòa hợp với thiên nhiên
-
Binggrae mở rộng hiện diện tại Đông Nam Á
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản