
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
![]() |
Giá cát tăng đột biến đã ảnh hưởng đến tiến độ của nhiều dự án xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Gia Huy |
Do việc quản lý khai thác cát đang bị siết chặt, giá cát trên địa bàn TP.HCM liên tục tăng từ tháng 4/2017 đến nay. Theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, hiện giá cát có nơi tăng đột biến lên tới gần 730.000 đồng/m3 đối với cát bê tông, gần 550.000 đồng/m3 đối với cát xây tô và 350.000 đồng/m3 đối với cát san lấp (các giá này chưa bao gồm VAT).
Việc tăng giá cát đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, nhiều chủ đầu tư đã xin rút hồ sơ thẩm định dự toán để điều chỉnh giá cát xây dựng, khiến thời gian chuẩn bị đầu tư, cũng như tiến độ dự án bị kéo dài.
Đối với các gói thầu trong giai đoạn đấu thầu, có thể xảy ra trường hợp các nhà thầu tham dự vượt giá dự toán gói thầu đã được phê duyệt, phải tổ chức đấu thầu lại, ảnh hưởng chung đến tiến độ dự án.
Không chỉ vậy, giá cát tăng còn gây khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp cát đảm bảo chất lượng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Hiện nay, các công trình xây dựng tại Thành phố sử dụng cát chủ yếu được khai thác, sản xuất từ các địa phương khác.
Thế nhưng, hầu hết các đơn vị cung cấp cát không cung cấp được các tài liệu quản lý chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và QCVN 16:2014/BXD do đều mua qua nhiều trung gian, doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại các địa phương chưa thực hiện chứng nhận hợp quy.
"Trong tình hình khan hiếm cát tự nhiên như hiện nay, việc lựa chọn cát đảm bảo chất lượng theo quy định càng trở nên khó khăn hơn đối với các chủ đầu tư, ảnh hưởng tiến độ, cũng như chất lượng công trình xây dựng”, đại diện lãnh đạo UBND TP.HCM cho hay.
![]() |
Trước bối cảnh nói trên, lãnh đạo UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, yêu cầu các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác mỏ cát còn thời hạn khai thác, hỗ trợ tăng cường nguồn cung về cho TP.HCM để nhanh chóng ổn định thị trường xây dựng của Thành phố, đồng thời phối hợp xử lý tốt trong việc cấp phép khai thác cát, nạn cát tặc.
Cùng với đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố, yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ cát khẩn trương thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 16:2014/BXD; kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Công an tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các trường hợp đầu cơ, lũng đoạn thị trường, ghim hàng, đẩy giá lên cao trong hoạt động kinh doanh cát trái pháp luật.
Theo báo cáo giá vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng TP.HCM, cát nghiền rửa hiện có giá 194.912 đồng/m3, cát xây tô tại quận 7 có giá 200.000 đồng/m3, tại quận 11 có giá 150.000 đồng/m3, tại quận Tân Bình có giá 254.545 đồng/m3, tại quận Tân Phú có giá 227.273 đồng/m3, tại huyện Nhà Bè có giá 190.909 đồng/m3 và tại quận 8 có giá 209.091 đồng/m3.
Nhiều công ty cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn công khai giá bán nằm trong ngưỡng báo cáo giá của Sở Xây dựng, nhưng giá thực tế lại không như vậy.


Nhiều chủ cửa hàng vật liệu xây dựng cho hay, giá cát san lấp lúc trước chỉ 100.000 đồng/m3, giờ tăng lên 150.000 đồng/m3, cát xây tô lúc trước có giá 300.000 đồng/m3, giờ tăng lên 450.000 đồng/m3.
Đơn cử, Công ty TNHH Sản xuất thương mại vật liệu xây dựng Sỹ Mạnh (trụ sở quận Gò Vấp) báo giá cát xây tô là 160.000 đồng/m3, cát bê tông loại 1 có giá 231.000 đồng/m3, cát bê tông loại 2 có giá 210.000 đồng/m3.
Tuy nhiên, trong vai người mua cát, phóng viên được đại diện công ty này cho biết, do cấm khai thác cát, nên hiện nay, các bãi của Công ty không còn cát xây tô, phải hơn 1 tuần nữa mới có hàng. Đại diện này hướng dẫn mua cát vàng (cát qua rửa) với giá 500.000 đồng/m3 đối với loại 1 và 380.000 đồng/m3 đối với loại 2.
Theo đại diện Công ty TNHH Thép Nam Thành Vinh, giá cát xây tô mà Công ty bán ra là 350.000 đồng/m3, trong khi bảng báo giá lại ghi giá 160.000 đồng/m3 đã bao gồm thuế VAT.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, một nhà thầu xây dựng lớn tại TP.HCM cho biết, giá cát tăng làm ảnh hưởng, nhưng không nhiều đến các nhà thầu lớn, vì các nhà thầu đã ký hợp đồng cung cấp vật liệu dài hạn, có biên độ dao động giá phù hợp. Tuy nhiên, với các công trình nhà ở riêng lẻ, công trình dân dụng, thì bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Cả nước đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát -
Sunshine Group livestream bán bất động sản, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện -
Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư -
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025 -
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025 -
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông” -
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
1 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
2 Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
3 Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư
-
4 Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
5 Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Giá trị thương hiệu của Shanghai Electric được định giá ở mức 31,8 tỷ USD
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
Cheng Chung Design khai trương CCD Tokyo
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh