
-
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam
-
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại -
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự -
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
![]() |
Khu Đông TP.HCM là nơi tập trung hàng loạt dự án hạ tầng lớn đã, đang được xây dựng. |
Thiết lập giá mới
Sau khi có chủ trương thành lập TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM, trên cơ sở sắp xếp các quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, ngay lập tức mọi ánh nhìn của giới địa ốc đổ dồn vào khu vực này.
Chỉ gần gõ từ khóa “mua bán đất tại TP. Thủ Đức” trên công cụ tìm kiếm Google, đã cho ra kết quả gần 1.300 thông tin mới rao trong vòng 1 tuần qua. Hàng loạt lời rao bán đất nền nhà phố, nền biệt thự tại khắp các phường thuộc Thủ Đức với giá khá cao.
Theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư, tại quận 2 có 2 dự án căn hộ mới ra thị trường được chào bán với mức giá trên 40 triệu đồng/m2 là City Grand (41 - 45 triệu đồng/m2) và D'lusso (53 - 58 triệu đồng/m2), trong khi giá căn hộ trung bình đầu năm ở khu này vào khoảng 35 triệu đồng/m2.
Nhiều căn hộ hiện hữu khu vực Him Lam Phú An, Jamila Khang Điền, từ giá khởi điểm 30 - 35 triệu đồng/m2 năm 2019, hiện đã leo lên 37 - 40 triệu đồng/m2. Các dự án như Safira Khang Điền, Saigon Gateway, Hausneo… năm ngoái có giá từ 27 - 30 triệu đồng/m2, hiện đều neo ở mức 35 - 37 triệu đồng/m2. Một số chung cư dọc đường Đồng Văn Cống, xa lộ Hà Nội, quận 2 có xu hướng tăng giá thứ cấp lên đến gần 300 - 400 triệu đồng/căn so với đầu năm 2020.
Còn tại khu vực quận 9, căn hộ tại Dự án Vinhomes Grand Park có giá 30 - 38 triệu đồng/m2 cho giỏ hàng cuối năm 2019, thì nay đã lên mức 35 - 45 triệu đồng/m2. Dự án Metro Star tại phường Phước Long B của Tập đoàn C.T Group trong đợt mở bán thứ 2 gần đây cũng đã lên đến 45 triệu đồng/m2, tăng 10 triệu đồng/m2 so với đợt trước đó.
Theo một khảo sát của sàn giao dịch Chợ Tốt, giá chung cư ở quận 2, quận 9 và Thủ Đức vừa qua đã tăng khoảng 18% so với tháng 4/2020. Ở phân khúc đất nền, nguồn cung mới của khu vực này chiếm đến 64% và tỷ lệ tiêu thụ đạt 69%, giá bán dao động 130 - 180 triệu đồng/m2 tùy vị trí.
Một số dự án biệt thự cao cấp hoàn thiện tại phường Phú Hữu (quận 9) đến nay đã có mức tăng đáng kể so với thời điểm mở bán, chẳng hạn Dự án Venica Khang Điền tăng từ 12 tỷ đồng/căn năm 2016, lên mức 26 tỷ đồng/căn; Dự án Lucasta cũng tăng trung bình 4 tỷ đồng/căn sau 4 năm với giá hiện vào khoảng 11 tỷ đồng/căn.
Cơ hội cho nhà đầu tư
Khu Đông là nơi tập trung hàng loạt dự án hạ tầng lớn đã, đang được xây dựng như: xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Vành đai 2, Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống…
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nơi nào có hạ tầng phát triển, sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản.
Ngoài hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu đã tạo cho khu Đông có sức hút đặc biệt trong thời gian qua, hiện có hàng loạt công trình giao thông trọng điểm khác đang lên kế hoạch thực hiện như cầu từ Thủ Đức nối với bán đảo Thanh Đa, đường Vành đai 2, Vành đai 3 liên kết toàn vùng.
Hay cầu Cát Lái nối quận 2 và Nhơn Trạch (Đồng Nai), một cây cầu khác tại quận 9 nối với Đồng Nai cũng đã có trong kế hoạch… cho thấy viễn cảnh phát triển của khu Đông, trong đó yếu tố cửa ngõ, kết nối liên vùng đã tạo cho khu vực này một vị thế đặc biệt.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, khu Đông từ lâu đã rất hấp dẫn, bởi đây là khu vực có vị trí tiếp giáp với 3 tỉnh nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng là địa phương có vị trí kết nối với các tỉnh phía Bắc.
“Khi 3 quận này được sáp nhập thành một thành phố phía Đông, sẽ tạo ra cú huých rất lớn, là thành phố đối trọng với khu trung tâm hiện nay của TP.HCM, tạo sức hấp dẫn bởi có lợi thế về vị trí chiến lược và lợi thế về hành chính”, ông Phúc nhận định.
Cũng theo ông Phúc, với việc định hướng thành phố phía Đông là đô thị thông minh, nên thành phố này sẽ gắn liền với xu hướng hiện đại, số hóa. Vì vậy, trong tương lai, khu Đông sẽ là miền đất hứa cho giới trẻ, chuyên gia, những phân khúc như nhà ở thông minh sẽ là hướng ưu tiên của các chủ đầu tư bất động sản khu vực này.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land, việc thống nhất 3 quận để thành lập thành phố khu Đông với các cơ chế phát triển đặc thù, riêng biệt sẽ là động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng nhu cầu nhà ở cũng như thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Đây là thời cơ cho các doanh nghiệp bất động sản và cả thị trường khu Đông.
“Các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn nhìn vào các cơ hội đầu tư trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc thành lập thành phố khu Đông theo định vị khu đô thị sáng tạo và là trung tâm phát triển kinh tế mới của TP.HCM sẽ là đòn bẩy thu hút nguồn lực đầu tư và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực này trong thời gian tới. Như vậy, giá bất động sản cũng sẽ theo chiều hướng đi lên, trong đó các dự án được quy hoạch bài bản, quy mô đủ lớn, đáp ứng chất lượng sống của người dân có lợi thế rất lớn trên thị trường cả về giá lẫn giao dịch”, bà Hương nói.
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh
-
Quảng Trị đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030 hơn 29 nghìn căn
-
Động lực nào giúp Hùng Thắng trở thành trung tâm mới phía Tây Hạ Long?
-
Chuyên gia: “Thị trường càng biến động, bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực càng được quan tâm”
-
Eurowindow River Park tung chính sách hấp dẫn đáp ứng nhu cầu ở thực cuối năm
-
Đã mắt với thiết kế căn hộ “nhỏ mà có võ” tại Imperia Smart City -
Hai doanh nghiệp đề xuất dự án khu đô thị tại TP. Đông Hà, Quảng Trị -
Quảng Bình có 12 dự án đủ điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân -
Ninh Thuận chú trọng phát triển nhà ở xã hội -
Phú Yên lập Đồ án Khu đô thị cao cấp Nam cầu Hùng Vương -
Kon Tum xây dựng bảng giá đất không sát giá thị trường -
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế
-
1 Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
2 Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
3 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam
-
4 “Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ
-
5 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Hisense giúp người hâm mộ "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045