Hạ tầng kết nối giao thông của Thành phố Thủ Đức tương lai có gì?
Lê Toàn - Việt Dũng - 20/08/2020 09:25
 
Bên cạnh việc sắp thành lập Thành phố Thủ Đức thì yếu tố hạ tầng cũng đang là điểm nhấn tạo nên sức hút đối với các nhà đầu tư tại quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về cuộc họp liên quan Đề án thành lập Thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM.

Căn cứ các quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng thường trực đồng ý thực hiện chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM trên cơ sở sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức (khu Đông Thành phố) theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.

Việc thành lập thành phố Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới sáng tạo.

Trước đó, để cụ thể hóa ý tưởng biến khu Đông Thành phố trở thành khu đô thị sáng tạo, TP.HCM đã đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhằm giảm tải áp lực, rút ngắn khoảng cách và đẩy cao tính kết nối khu Đông với các vùng lân cận.

Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư tại các dự án giao thông trọng điểm của Thành phố Thủ Đức.

Đầu tiên là phải kể đến tuyến Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến đường đã giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tại đoạn đường thuộc TP.HCM, các Dự án bất động sản, khu đô thị, đã mọc lên như “nấm sau mưa”. Sắp tới, tuyến đường này sẽ được mở rộng với quy mô 8 - 10 làn xe.
Đầu tiên là phải kể đến tuyến Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến đường đã giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tại đoạn đường thuộc TP.HCM, các dự án bất động sản, khu đô thị, đã mọc lên như “nấm sau mưa”. Sắp tới, tuyến đường này sẽ được mở rộng với quy mô 8 - 10 làn xe.
Tuyến xa lộ Hà Nội sau khi được nâng cấp, mở rộng đã góp phần giảm áp lực giao thông, khắc phục tình trạng ùn tác tại cửa ngõ phía Đông Thành phố, việc di chuyển vào Trung tâm Thành phố cũng dễ dàng hơn.
Tuyến xa lộ Hà Nội sau khi được nâng cấp, mở rộng đã góp phần giảm áp lực giao thông, khắc phục tình trạng ùn tác tại cửa ngõ phía Đông Thành phố, việc di chuyển vào Trung tâm Thành phố cũng dễ dàng hơn.
Theo ông Nguyễn Thanh Nam, Giám đốc Ban Điều hành Dự án xa lộ Hà Nội,  nút giao thông Đại học quốc gia TP.HCM nằm trong Dự án nâng cấp, mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 (đoạn từ cầu vượt Trạm 2, TP.Hồ Chí Minh). Đến nay đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng toàn bộ phần trục chính xa lộ Hà Nội. Hiện Dự án vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn tất do vướng mặt bằng và trùng lắp mặt bằng với các Dự án khác.
Theo ông Nguyễn Thanh Nam, Giám đốc Ban Điều hành dự án xa lộ Hà Nội, nút giao thông Đại học quốc gia TP.HCM nằm trong dự án nâng cấp, mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 (đoạn từ cầu vượt Trạm 2, TP.Hồ Chí Minh). Đến nay đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng toàn bộ phần trục chính xa lộ Hà Nội. Hiện dự án vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn tất do vướng mặt bằng và trùng lắp mặt bằng với các dự án khác.
Nút giao thông kết nối giữa quận 2 với quận Thủ Đức.
Nút giao thông kết nối giữa quận 2 với quận Thủ Đức.
Cầu Thủ Thiêm 2, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm TP.HCM (quận 1) đang dần đến ngày “về đích”. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại Thành phố, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu Đông.
Cầu Thủ Thiêm 2, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm TP.HCM (quận 1) đang dần đến ngày “về đích”. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại Thành phố, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu Đông.
Đại lộ Phạm Văn Đồng là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với Trung tâm Thành phố. Kể từ khi được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013, tuyến đường đã góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, cải thiện hạ tầng đô thị, đồng thời trở thành “cú huých” cho sự phát triển rầm rộ của thị trường bất động sản nơi đây.
Đại lộ Phạm Văn Đồng là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với Trung tâm Thành phố. Kể từ khi được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013, tuyến đường đã góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, cải thiện hạ tầng đô thị, đồng thời trở thành “cú huých” cho sự phát triển rầm rộ của thị trường bất động sản nơi đây.
Bến xe Miền Đông mới và tuyến Metro số 1 đan là 2 Dự án hạ tầng trọng điểm khiến các nhà đầu tư quan tâm nhất tại khu vực được quy hoạch làm Thành phố Thủ Đức. Và đây sẽ là 2 Dự án được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ mang lại diện mạo tích cực cho đô thị phía Đông TP.HCM.
Bến xe Miền Đông mới và tuyến Metro số 1 đan là 2 dự án hạ tầng trọng điểm khiến các nhà đầu tư quan tâm nhất tại khu vực được quy hoạch làm Thành phố Thủ Đức. Và đây sẽ là 2 dự án được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ mang lại diện mạo tích cực cho đô thị phía Đông TP.HCM.
Theo các chuyên gia, hệ thống hạ tầng tại khu Đông được đầu tư bài bản nhất so với các khu vực khác của TP.HCM.
Theo các chuyên gia, hệ thống hạ tầng tại khu Đông được đầu tư bài bản nhất so với các khu vực khác của TP.HCM.
Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản tập trung về khu vực này để phát triển Dự án. Đồng thời, cũng săn tìm quỹ đất để triển khai Dự án mới trong bối cảnh TP.HCM sắp thành lập Thành phố Thủ Đức.
Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản tập trung về khu vực này để phát triển dự án. Đồng thời, cũng săn tìm quỹ đất để triển khai dự án mới trong bối cảnh TP.HCM sắp thành lập Thành phố Thủ Đức.
Nút giao kết nối gữa quận Thủ Đức với tỉnh Bình Dương là một trong những tuyến đường chính trong việc vận chuyển hàng hóa, xuất, nhập khẩu.
Nút giao kết nối gữa quận Thủ Đức với tỉnh Bình Dương là một trong những tuyến đường chính trong việc vận chuyển hàng hóa, xuất, nhập khẩu.


Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản