
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Các doanh nghiệp đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm giá nhà. Trong ảnh: Dự án Picity High Park (quận 12, TP.HCM) |
Khoảng 2 năm trở lại đây, không khó để nhận ra một thực tế là thị trường bất động sản nhà ở tại các đô thị xuất hiện tình trạng lệch pha giữa cung và cầu.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, tại quận Thủ Đức, TP.HCM xuất hiện vùng giá căn hộ từ 60 - 90 triệu đồng/m2, mức giá chưa từng có từ trước tới nay ở địa bàn này. Tại các huyện Bình Chánh, quận 12, căn hộ tiệm cận ngưỡng 40 triệu đồng/m2, cũng là cột giá cao nhất vùng ven. Thậm chí nhà giá rẻ xếp hạng C, có giá trên dưới 25 triệu đồng/m2 cũng đã bị đội lên vùng giá 30-35 triệu đồng/m2.
Cụ thể, Dự án Picity High Park (quận 12), dù mới ra mắt và đang trong quá trình xây dựng, nhưng cũng được bán với giá khá cao. Một căn hộ có diện tích khoảng 58 m2 đang rao bán với mức giá từ 1,7 - 2,3 tỷ đồng, tương đương 30 - 40 triệu đồng/m2.
Hay tại quận 9, phân khu mới của Vinhomes Grand Park là The Origami chào bán với mức giá lên tới 40 - 50 triệu đồng/m2, cao hơn khoảng 10 triệu đồng so với các phân khu mở bán giai đoạn cuối năm 2019. Tương tự, Dự án The River Thu Thiem (quận 2) có giá bán trung bình 6.000 USD/m2…
Lý giải về nguyên nhân khiến giá nhà tăng phi mã, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D, Công ty DKRA cho biết, do nguồn cung giảm. Bên cạnh đó, chủ trương thành lập TP. Thủ Đức với các kế hoạch phát triển hạ tầng cũng tạo cơ hội tăng giá bất động sản.
Trong bối cảnh giá nhà ở liên tục tăng cao suốt nửa thập niên qua, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có nhiều đề xuất gói giải pháp giúp kéo giảm giá nhà. Có thể kể đến một số đề xuất như: bỏ thu tiền sử dụng đất, thay bằng sắc thuế; giảm thu tiền bảo vệ đất lúa; chuẩn hóa quy trình đầu tư dự án; hoàn thiện chính sách nhà ở xã hội; phát triển đề án nhà thương mại giá thấp…
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng thừa nhận, hệ thống pháp luật còn thiếu và mâu thuẫn nên khó khăn cho doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở. Theo đó, Bộ Xây dựng sắp trình Chính phủ ký sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP về quản lý nhà ở xã hội để khắc phục một số bất cập hiện nay, giúp nhà ở xã hội phát triển hơn.
Bên cạnh đó, trong 5 năm tới sẽ tập trung cải tạo chung cư cũ và sẽ phát triển nhà ở thương mại giá thấp. Tuy nhiên, ông Khởi cũng nhấn mạnh, đây là vấn đề không đơn giản, nên tiếp tục nghiên cứu và lấy ý kiến, trong đó phải làm rõ đối tượng mua nhà thương mại giá thấp vì nếu không cẩn thận thì người có điều kiện mua nhà giá cao mua hết.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một số lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản cho rằng, trong thời gian chờ chính sách có hiệu lực, thì việc góp sức của chính doanh nghiệp để giúp giảm giá nhà là điều cần thiết.
Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) cho rằng, để thị trường phát triển bền vững, các công ty xây dựng nên áp dụng công nghệ vào quá trình xây dựng để giảm giá nhà. Bởi hiện nay có nhiều công nghệ xây dựng mới, công nghệ xây dựng tiên tiến đã có mặt tại Việt Nam, nhưng chưa được các chủ đầu tư áp dụng phổ biến. Song, việc áp dụng công nghệ và vật liệu mới còn gặp rào cản đến từ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức dự toán công trình còn thiếu, chưa đồng bộ, nên gây khó khăn cho việc áp dụng.
Đồng quan điểm, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cũng cho rằng, ngoài việc áp dụng công nghệ để giảm chi phí xây dựng, thì doanh nghiệp cũng cần phải cân đối kỳ vọng lợi nhuận của dự án để giảm giá bán. Doanh nghiệp sẽ chọn mức lợi nhuận 5%, 10% hay 20%... Chỉ khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau thật quyết liệt thì mức lợi nhuận này mới giảm xuống, qua đó giảm giá bất động sản.
-
12 nhiệm vụ của ngành xây dựng trong năm 2016 -
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sức cạnh tranh sản phẩm bất động sản, xây dựng còn yếu -
Bất động sản “ngán” nhà đầu tư thứ cấp -
Bất động sản Hà Nội: Khó lường tại phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề -
Hà Nội đón thêm gần 25.000 căn hộ cao cấp -
TP. HCM: Hơn 37.000 căn hộ vừa gia nhập thị trường -
Căn hộ thông minh đánh trúng nhu cầu người sành điệu
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới